Sầm Sơn - nơi đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống

11:51 - 28/10/2024

Tại Sầm Sơn, Thanh Hóa tối 27/10, Lễ Kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành khu lưu niệm đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc diễn ra trong cơn mưa rào nhưng dâng đầy niềm xúc động.

Cách đây hơn 70 năm về trước, tỉnh Thanh Hóa được trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao trách nhiệm vụ vô cùng quan trọng, đón tiếp thương bệnh binh, cán bộ, chiến sĩ, học sinh, con em, gia đình đình đồng bào miền Nam tập kết ra miền Bắc.
Sầm Sơn - nơi đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống - Ảnh 1.

Tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Trước khi diễn ra lễ kỷ niệm, gió tương đối lớn, mưa xuống thành phố Sầm Sơn nhiều người lo lắng sẽ ảnh hưởng đến chương trình làm việc. Dường như thiên nhiên hôm nay cũng chia sẻ, tái hiện lại khung cảnh của 70 năm trước. 

Hôm nay, hàng ngàn người trong đó có khoảng hơn 2000 người là con, em đồng bào miền Nam tập kết từ các tỉnh, thành phía Nam đặt chân đến nơi mà 70 năm trước ông bà, cha mẹ, anh chị em họ vượt trùng khơi đầy sóng gió đặt chân lên mảnh đất miền Bắc thân yêu.

Sầm Sơn - nơi đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống - Ảnh 2.

Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại buổi lễ.

Dự sự kiện lịch sử trọng đại này có nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện các ban, bộ, ngành trung ương, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa, đại diện các ban, ngành, huyện thị, thành tỉnh Thanh Hóa cùng hàng vạn đồng bào trong đó có khoảng 2000 con, em đồng bào miền Nam tập kết về dự.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết: "Trước bước ngoặt mới của cách mạng Việt Nam, các Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa 2), của Bộ Chính trị và lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh sau Hội nghị Genève" Trung-Nam-Bắc đều là bờ cõi của ta, nước ta nhất định sẽ thống nhất, đồng bào cả nước nhất định được giải phóng… 

Đấu tranh để cũng cố hòa bình thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ. Để giành lấy thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội và cán bộ ta từ Bắc đến Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ, tư tưởng phải thống nhất, hành động phải nhất trí."

Từ tầm nhìn chiến lược của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã kịp thời chỉ ra phương hướng hành động của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân với phương châm sách lược mới, nhiệm vụ mới phù hợp với hoàn cảnh đất nước ta và tình hình quốc tế lúc bấy giờ. Với tầm nhìn chiến lược đó Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết định tổ chức cuộc dịch chuyển quân - dân lịch sử. 

Sầm Sơn - nơi đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống - Ảnh 3.

Đêm mưa Sầm Sơn.

Trung tuần tháng 8 năm 1954, Hội đồng Chính phủ thông qua kế hoạch tổ chức Ban đón tiếp bộ đội, cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc. 

Ngày 31 tháng 8 năm 1954, Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị về việc đón tiếp bộ đội, thương binh, một số cán bộ và đồng bào miền Nam ra Bắc, trong đó xác định đây là nhiệm vụ "rất trọng yếu, có ảnh hưởng và tác dụng chính trị rất lớn không những đối với tinh thần tư tưởng của những người ra ngoài này, mà còn ảnh hưởng rất lớn đối với đồng bào miền Nam ở trong kia", vì vậy "cần phải làm thật chu đáo và có kết quả thật tốt". 

Và, ngày 25 tháng 9 năm 1954 con tàu đầu tiên đưa những người con miền Nam ruột thịt tập kết ra Bắc cập bến Sầm Sơn mở ra một hành trình kéo dài 9 tháng (từ tháng 9 năm 1954 đến tháng 5 năm 1955) đón tiếp những những người con ưu tú miền Nam tập kết.

Sầm Sơn - nơi đón đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống - Ảnh 4.

Chương trình tái hiện "Nghĩa Bắc tình Nam" tại Sầm Sơn.

Được giao trọng trách thay mặt các tỉnh, thành phố miền Bắc thực hiện nhiệm vụ trọng đại có ý nghĩa chiến lược này, Đảng bộ, chính quyền và đồng bào các dân tộc tỉnh Thanh Hóa mà trực tiếp tiếp đón đồng bào ruột thịt từ miền Nam tập kết, Sầm Sơn đã thực hiện nhiệm vụ hết sức tốt đẹp với tinh thần trách nhiệm cao với tấm lòng "nghĩa Bắc tình Nam". 

Vì thế, trong dịp lễ kỷ niệm lần này, tỉnh Thanh Hóa chính thức khánh thành Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam. Nhân sự kiện này trong bài phát biểu của mình Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa chỉ đạo "Các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Thanh Hóa tiếp tục quan tâm phát huy hiệu quả giá trị của công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc đến đông đảo các tầng lớp nhân dân.

Bởi, đây là nơi lưu giữ ký ức một thời hào hùng của quân và dân ta, là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân tỉnh Thanh Hóa, của thành phố Sầm Sơn được Đảng và Bác Hồ tin tưởng giao nhiệm vụ là điểm tiếp nhận đầu tiên đón đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và con em miền Nam tập kết ra Bắc. 

Với tình cảm và trách nhiệm, mong rằng cán bộ, đồng bào miền Nam, các nhà khoa học, chuyên gia, Nhân dân cả nước tiếp tục sưu tầm, bổ sung tư liệu vào khu lưu niệm, để nơi đây thực sự trở thành địa chỉ đỏ trong giáo dục truyền thống cách mạng, là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước."

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/sam-son-noi-don-dong-bao-mien-nam-tap-ket-ra-bac-thanh-dia-chi-do-giao-duc-truyen-thong-179241028115124742.htm