Những điểm mới trong dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức
Theo Bộ Nội vụ, Kết luận số 40-KL/TƯ quy định biên chế giai đoạn 2022-2026 không bao gồm lao động hợp đồng. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thể tự quyết định sử dụng và trả lương, phụ cấp cho lao động hợp đồng theo ngân sách chi thường xuyên của mình.
Quy định về căn cứ xác định về vị trí việc làm và biên chế công chức còn bất hợp lý
Số người làm việc tại vị trí hỗ trợ, phục vụ không được tính vào tổng biên chế và cũng không được xác định trong cơ cấu viên chức theo Nghị quyết số 19-NQ/TƯ của Đảng. Vì vậy, các quy định về căn cứ xác định biên chế công chức, số người làm việc tại Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP cần được sửa đổi cho phù hợp.
Ban Tổ chức Trung ương được Bộ Chính trị giao thẩm quyền quản lý biên chế theo Quy định số 70-QĐ/TƯ. Đây là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo Trung ương về quản lý biên chế các tỉnh ủy, thành ủy. Ban
Vì vậy, Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP về trình tự phê duyệt biên chế, trách nhiệm, thẩm quyền quản lý, quyết định biên chế, điều chỉnh biên chế không còn phù hợp và cần sửa đổi. Ngoài ra, trong quá trình triển khai Nghị định số 62/2020/NĐ-CP còn gặp khó khăn như: Chưa rõ trách nhiệm hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong các cơ quan, tổ chức hành chính; chưa có cơ quan điều chuyển biên chế công chức làm việc giữa nước này sang nước khác theo đề nghị của bộ, ngành và ý kiến của Bộ Ngoại giao.
Những điểm mới trong dự thảo Nghị định về vị trí việc làm và biên chế công chức
Bộ Nội vụ đang tiến hành lấy ý kiến công dân về dự thảo Nghị định "Về vị trí việc làm và biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập".
Dự thảo Nghị định được xây dựng nhằm thực hiện Nghị quyết số 04/NQ-CP về đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước và thể chế hóa các quy định của Đảng. Dự thảo gồm 5 chương và 30 điều, có những nội dung mới so với Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và Nghị định số 106/2020/NĐ-CP như sau:
- Bổ sung nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức, biên chế sự nghiệp.
- Thay đổi trình tự phê duyệt biên chế công chức từ hằng năm thành "5 năm" để phù hợp với Quy định số 70-QĐ/TƯ và thẩm định.
- Điều chỉnh thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc thẩm định, giao biên chế công chức, biên chế sự nghiệp.
- Điều chỉnh thẩm quyền, trách nhiệm việc điều chuyển biên chế công chức, số lượng người làm việc giữa các bộ, ngành hoặc giữa bộ, ngành với địa phương hoặc giữa bộ, ngành, địa phương với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước.
- Quyết định điều chuyển biên chế công chức làm việc ở ngước ngoài giữa nước này sang nước khác.
Dự thảo quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm của lãnh đạo các cơ quan, tổ chức hành chính thuộc bộ, ngành, địa phương. Dự thảo Nghị định bỏ điều kiện gửi kế hoạch biên chế công chức, số lượng người làm việc để xác định tỷ lệ tinh giản biên chế. Nghị định cũng hướng dẫn vị trí việc làm lãnh đạo quản lý trong cơ quan, tổ chức hành chính và nêu rõ thẩm quyền và trách nhiệm của lãnh đạo cấp bộ, ngành, địa phương.
Nghị định này sẽ thay thế hai Nghị định số 62/2020/NĐ-CP và số 106/2020/NĐ-CP của Chính phủ về vị trí việc làm và biên chế công chức, số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập khi được thông qua.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/nhung-diem-moi-trong-du-thao-nghi-dinh-ve-vi-tri-viec-lam-va-bien-che-cong-chuc-179230522065716054.htm