Nhà thờ Hồi giáo 1.400 năm tuổi trước và sau khi bị tàn phá bởi thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ
Habib-i Najjar là nhà thờ Hồi giáo lâu đời nhất trong biên giới của Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, công trình được xây dựng vào năm 638. Trong các bức ảnh được công bố trên mạng xã hội, có thể thấy rằng nhà thờ Hồi giáo lịch sử đã biến thành một đống đổ nát.
Trận động đất có tâm chấn tại tỉnh Kahramanmaras đã ảnh hưởng tới 10 thành phố gần đó. Trong số những vùng bị tàn phá có cả các khu định cư lâu đời nhất ở Anatolia và nhiều di tích lịch sử.
Huyện Antakya, thuộc tỉnh Hatay ở miền Nam, là một trong những địa phương bị tàn phá nặng nề nhất.
Ra đời từ thế kỷ thứ tư trước Công nguyên, Antakya đã từng là nơi hình thành nhiều nền văn minh, từ thời Alexander Đại đế tới Đế chế Ottoman và cũng là một trong những trung tâm sớm nhất của đạo Thiên Chúa.
Nơi đây có một trong những nhà thờ lâu đời nhất trên thế giới, nhà thờ St. Pierre nằm trong hang đá, được tin là có từ năm 38 sau Công nguyên. Rất may mắn, công trình này đã đứng vững trong trận động đất.
Tuy nhiên, đền thờ Habib-i Najjar ở Antakya đã bị phá hủy nghiêm trọng.
Nhà thờ Hồi giáo Habib-i Neccar được xây dựng vào năm 638 khi Antakya bị người Ả Rập Hồi giáo chinh phục. Được coi là nhà thờ Hồi giáo đầu tiên được xây dựng trong biên giới của Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, Nhà thờ Hồi giáo nằm trên Phố Kurtuluş, Hz.
Cùng ngắm nhà thờ 1.400 tuổi này tại thời điểm trước khi nó bị phá hủy bởi thảm họa động đất vừa qua tại Thổ Nhĩ Kỳ.