Hướng dẫn một số vấn đề thực tập sư phạm

10:08 - 20/02/2023

Thực tập sư phạm là hoạt động thực hành của sinh viên, học viên về nghề giáo được tiến hành ở các cơ sở giáo dục đào tạo.

Vai trò của thực tập sư phạm

Thực tập sư phạm là khâu rất quan trọng trong việc phát triển năng lực sư phạm cho sinh viên, học viên; là giai đoạn kiểm tra, đánh giá quá trình đào tạo kiến thức chuyên môn và kỹ năng sư phạm; tạo môi trường để sinh viên, học viên vận dụng lý thuyết vào thực hành, thể hiện năng lực bản thân; học hỏi, trao đổi, rút kinh nghiệm để vững bước vào nghề dạy học.

1. Mục đích, yêu cầu của thực tập sư phạm

- Mục đích

Bồi dưỡng kiến thức sư phạm và kinh nghiệm thực tế.

Bồi dưỡng kỹ năng về nghề giáo.

Xây dựng tình yêu nghề, yêu học trò.

Rèn luyện học viên, sinh viên để họ trở thành những giảng viên tốt trong tương lai.

- Yêu cầu của thực tập sư phạm

Đối với sinh viên, học viên: Nghiêm túc thực hiện kế hoạch thực tập của nhà trường và kỷ luật lao động tại nơi thực tập. Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch thực tập của cá nhân trên cơ sở kế hoạch của nhà trường, của nhóm thực tập và theo sự sắp xếp của cơ sở thực tập. Phản ánh kịp thời cho lãnh đạo và nhà trường về những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực tập.

Đối với giảng viên, giáo viên hướng dẫn: Hướng dẫn cho sinh viên, học viên nhận thức được tầm quan trọng và yêu cầu của quá trình thực tập. Hướng dẫn cho sinh viên, học viên về qui trình tìm hiểu thực tiễn đối với những nội dung lý thuyết đã học và những nội dung khác có liên quan. Kiểm soát quá trình thực tập của sinh viên, học viên; thường xuyên gặp và trao đổi với sinh viên, học viên; giải đáp thắc mắc trong quá trình thực tập và hướng dẫn viết báo cáo thực tập.

2. Nguyên tắc thực tập sư phạm

- Đảm bảo tính nghề nghiệp.

- Gắn liền chuyên môn với thực tập sư phạm.

- Đảm bảo tính hệ thống, liên tục, hợp lý, toàn diện.

- Đảm bảo tính thống nhất trong đánh giá và tự đánh giá quá trình thực tập.

- Gắn đào tạo với tự đào tạo.

3. Nội dung của thực tập sư phạm

- Dự giờ.

- Thực tập giảng dạy.

- Chủ nhiệm lớp.

4. Quy trình thực tập sư phạm

Thành lập Ban chỉ đạo thực tập sư phạm

Ban chỉ đạo thực tập sư phạm gồm Giám đốc hoặc Phó Giám đốc phụ trách đào tạo làm Trưởng ban, các thành viên khác của Ban Quản lý đào tạo, phòng Công tác học sinh sinh viên, Ban chủ nhiệm các khoa.

Thành lập đoàn thực tập sư phạm

Đoàn thực tập bao gồm giảng viên làm trưởng đoàn và 30-40 sinh viên, học viên.

Tổ chức thực hiện thực tập sư phạm

- Lập kế hoạch thực tập sư phạm. Ban quản lý Đào tạo chỉ đạo các Khoa chủ động lên kế hoạch thực tập.

- Thể chế hóa các văn bản hướng dẫn

Ban Giám đốc Học viện hoặc Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo Ban quản lý Đào tạo và các Khoa xây dựng hệ thống văn bản dưới dạng quy chế và hướng dẫn về Thực tập sư phạm. Các văn bản này bao gồm: Quy chế thực tập, Quyết định, Hướng dẫn thực hiện nội dung Thực tập sư phạm, cách tính điểm và đánh giá quá trình thực tập…

- Thống nhất và hoàn chỉnh các biểu mẫu cho thực tập sư phạm

+ Mẫu giáo án.

+ Mẫu phiếu đánh giá giờ dạy.

+ Mẫu báo cáo thực tập…

- Lựa chọn địa điểm thực tập.

- Sinh viên, học viên thực hiện nhiệm vụ thực tập sư phạm tại cơ sở.

- Đánh giá kết quả thực tập sư phạm.

5. Các bước thực hiện nội dung thực tập sư phạm

1) Dự giờ

- Bước 1: Liên hệ với cán bộ giảng dạy tại cơ sở thực tập để thống nhất kế hoạch dự giờ.

- Bước 2: Nghiên cứu nội dung bài dạy trước khi dự giờ; dự kiến các bước lên lớp, phương pháp, phương tiện dạy học.

- Bước 3: Dự giờ

+ Quan sát hoạt động dạy và học.

+ Ghi chép mọi diễn biến trong lớp học.

- Bước 4: Trao đổi, rút kinh nghiệm.

- Bước 5: Thực hiện cho điểm, xếp loại giờ dạy.

2) Soạn giáo án và chấm giáo án

- Bước 1: Nhận bài soạn từ cán bộ hướng dẫn (hoặc có thể dự kiến bài soạn và trình cán bộ hướng dẫn).

- Bước 2: Soạn giáo án theo mẫu.

- Bước 3: Nộp giáo án cho cán bộ hướng dẫn duyệt hoặc chỉnh sửa (nếu cần thiết).

- Bước 4: Cán bộ hướng dẫn nhận xét và cho điểm theo biểu mẫu.

3) Giảng dạy

- Bước 1: Nhận bài soạn hoặc dự kiến bài soạn trình cán bộ hướng dẫn.

- Bước 2: Soạn giáo án.

- Bước 3: Nộp giáo án cho cán bộ hướng dẫn trước khi giảng dạy ít nhất là 2-3 ngày.

- Bước 4: Tiếp thu, sửa chữa giáo án nếu cần.

- Bước 5: Chuẩn bị phương tiện dạy học.

- Bước 6: Giảng tập có cán bộ hướng dẫn – rút kinh nghiệm.

- Bước 7: Tiến hành giảng dạy trên lớp học.

6. Xây dựng mục tiêu môn học

Mục tiêu môn học: Đo lường và đánh giá trong giáo dục đại học.

Học xong môn học này, học viên có thể:

- Về kiến thức

Hiểu và mô tả được các khái niệm cơ bản, các loại hình của khoa học đo lường và đánh giá; xác định được chức năng, vị trí, vai trò của kiểm tra, đánh giá trong giáo dục.

Hiểu và xây dựng được mục tiêu giảng dạy môn học, bài học làm cơ sở cho quá trình dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Phân biệt và sử dụng được các phương pháp, hình thức, kỹ thuật kiểm tra đánh giá như: quan sát, viết, vấn đáp; so sánh được những điểm khác biệt và tương đồng giữa trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận, hiểu rõ những ưu - nhược điểm của từng loại.

Soạn thảo được các loại câu trắc nghiệm tự luận và các loại câu trắc nghiệm khách quan như: ghép đôi, điền khuyết, trả lời ngắn, đúng sai, nhiều lựa chọn.

Xây dựng được tiêu chí đánh giá cho từng đề kiểm tra cụ thể (rubric).

- Về kỹ năng

Xây dựng được mục tiêu giảng dạy.

Sử dụng tốt các phương pháp, hình thức, kỹ thuật kiểm tra - đánh giá.

Soạn thảo được các loại câu trắc nghiệm.

Xây dựng được tiêu chí đánh giá.

- Về thái độ

Nhận thức được ý nghĩa của môn học Đo lường và đánh gía trong giáo dục đại học.

Có thái độ nghiêm túc, tích cực, say mê khám phá, lĩnh hội tri thức từ môn học.

Tích cực áp dụng lý thuyết vào thực hành xây dựng mục tiêu dạy học; thiết kế công cụ đo lường, đánh giá; xây dựng tiêu chí đánh giá…

Kiên trì rèn luyện, khắc phục nhược điểm để tiến tới thành công trong công việc dạy học sau này.

7. Thiết kế giáo án

Học viên, sinh viên có thể tham khảo mẫu giáo án sau:

Môn học:

Bài học:

Thời lượng:

I. Mục tiêu bài học

1. Về kiến thức

2. Về kỹ năng

3. Về thái độ

II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của người dạy

2. Chuẩn bị của người học

III. Nội dung và tiến trình thực hiện bài dạy

Thời gian

Cấu trúc

và nội dung

Hoạt động của giảng viên

Hoạt động của sinh viên

Thiết bị đồ dùng và tài liệu học tập

1

2

3

4

5

8. Lập kế hoạch bài giảng

Học viên, sinh viên có thể tham khảo mẫu kế hoạch bài giảng sau:

Mẫu kế hoạch bài giảng

- Tên bài giảng:

- Đối tượng:

- Thời gian:

- Số lượng:

- Mục tiêu:

+ Về kiến thức

+ Về kỹ năng

+ Về thái độ

TT

Nội dung

Phương pháp

Phương tiện

Thời gian

9. Chức năng, nhiệm vụ, phương pháp công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp

- Chức năng

+ Quản lý giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên, học viên 1 lớp.

+ Tổ chức tập thể học sinh, sinh viên, học viên hoạt động tự quản.

+ Cầu nối giữa tập thể học sinh, sinh viên, học viên với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

+ Đánh giá kết quả rèn luyện của học sinh, sinh viên, học viên.

- Nhiệm vụ

+ Nắm vững mục tiêu giáo dục, chương trình đào tạo.

+ Nắm vững cơ cấu, tổ chức của nhà trường.

+ Nắm vững tình hình học sinh, sinh viên, học viên trong lớp.

+ Tự hoàn thiện phẩm chất nhân cách người thầy.

+ Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm.

+ Tổ chức liên kết các lực lượng giáo dục.

- Phương pháp

+ Phương pháp công tác của giảng viên chủ nhiệm lớp với tập thể học sinh, sinh viên, học viên lớp chủ nhiệm.

+ Phương pháp công tác của giảng viên chủ nhiệm với các giảng viên khác.

+ Phương pháp công tác của giảng viên chủ nhiệm với cha mẹ học sinh, sinh viên.

+ Phương pháp công tác của giảng viên chủ nhiệm với các tổ chức trong và ngoài nhà trường.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/mot-so-van-de-ve-thuc-tap-su-pham-179230202235627826.htm