Kinh ngạc trước robot siêu nhỏ có thể "nhảy múa" trên sợi tóc người

06:26 - 24/09/2022

Cuộc cạnh tranh để tạo ra những con robot nhỏ hơn, tốt hơn bao giờ hết là một màn ganh đua cực kỳ khốc liệt. Trong đó, Đại học Cornell ở Mỹ hiện đang dẫn đầu với một bộ robot có kích cỡ đủ nhỏ để hoạt động trên tóc người và không sử dụng bất kỳ nguồn năng lượng nào khác ngoài ánh sáng.

Kinh ngạc trước robot siêu nhỏ có thể "nhảy múa" trên sợi tóc người - Ảnh 1.

Hình ảnh về robot siêu nhỏ "cua" của Đại học Northwestern. Nguồn: TechCrunch

Kinh ngạc trước robot siêu nhỏ có thể "nhảy múa" trên sợi tóc người - Ảnh 2.

Robot siêu nhỏ do nhóm nghiên cứu của trường Đại học Cornell chế tạo thậm chí còn nhỏ hơn con kiến. Nguồn: TechCrunch

Cách nay vài tháng, Đại học Northwestern ở Mỹ từng gây chú ý khi công bố một mẫu robot "cua" siêu nhỏ, với chiều rộng chỉ nửa mm, khiến nó còn bé hơn một con rệp. Trong bức ảnh do ngôi trường công bố, con robot đang ngồi kiêu hãnh trên đường viền của một đồng tiền xu.

Nó rất nhỏ, nhưng gọi nó là robot thì không chính xác cho lắm. Nguyên nhân do "robot" này hoạt động nhờ được làm nóng và làm mát nhiều lần, thông qua việc chiếu một tia laser lên nó. Quá trình làm nóng và mát khiến "robot" co giãn các chân của nó và di chuyển.

Trong khi đó các robot Antbot (robot kiến), theo cách gọi của phòng thí nghiệm do nhà khoa học Michael Reynolds đứng đầu, thực sự có kích thước chỉ bé hơn con kiến. Chúng thậm chí còn có thể nhỏ hơn con robot cua đã kể ở trên.

Và cấu trúc của các Antrobot cũng gần hơn nhiều so với những gì chúng ta coi là máy móc. Hoặc ít nhất có thể coi chúng là một thiết bị điện tử di động. Tuy nhiên, không giống như hầu hết các hệ thống robot siêu nhỏ trước đây, Antrobot có thể được điều khiển từ xa.

Mỗi con Antrobot bao gồm 3 hệ thống chính: một tế bào quang điện để biến ánh sáng thành điện năng; một mạch tích hợp nhỏ để điều khiển và điều hướng nguồn điện; một bộ chân bản lề được robot sử dụng để di chuyển vòng quanh.

Gọi Antrobot là các robot tự hành thì hơi quá phóng đại. Tuy nhiên nếu bạn coi tự hành có nghĩa là để robot tự hoạt động mà không cần phải quan tâm tới, hoặc điều chỉnh phương hướng thông qua việc chiếu tia laser hoặc phát tín hiệu vô tuyến, thì các robot này có thể đáp ứng được.

Tuy nhiên khả năng "tự hành" của robot này chỉ dừng ở mức tự di chuyển chứ chưa có sự can thiệp của trí thông minh. Cấu trúc của robot quá đơn giản để bổ sung thêm yếu tố trí tuệ nhân tạo.

Trong quá trình nghiên cứu, nhóm các nhà khoa học ở Đại học Cornell đã chế tạo vài mẫu robot siêu nhỏ với phương thức di chuyển khác nhau. Nhóm cũng tạo một con "robot chó" với kích thước lớn hơn một chút, có thể nhận các mệnh lệnh đơn giản.

Hiện, mức độ thông minh của các robot siêu nhỏ này vẫn bị hạn chế bởi chính kích cỡ của thiết bị điện tử mà người ta dùng để chế tạo ra chúng. Kích cỡ quá nhỏ nên người ta không thể gắn thêm các con chip phức tạp, và qua đó giúp robot thực hiện các hoạt động phức tạp hơn.

Được biết nhóm nghiên cứu đã sử dụng một quy trình chế tạo silicon với kích cỡ khá lớn là 180 nanomet để tạo ra các con Antbot. Để so sánh, các con chip hiện đại đang được chế tạo bằng công nghệ 10 nanomet. Như thế, nếu giảm kích thước của mạch điện khi sử dụng công nghệ chế tạo hiện đại hơn, các nhà khoa học có thể thu nhỏ robot hoặc tăng mức độ thông minh của chúng lên rất nhiều lần.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/kinh-ngac-truoc-robot-sieu-nho-co-the-nhay-mua-tren-soi-toc-nguoi-179220923213959424.htm