Không chủ quan với bệnh cúm mùa biến chứng

PV
17:00 - 24/11/2024

Tập đoàn dược phẩm Sanofi vừa tổ chức chuỗi hội thảo khoa học quốc tế tại Thành phố Hồ Chí Minh với nhiều thông tin về bệnh cúm mùa và tầm quan trọng của tiêm phòng cúm mùa.

Hội thảo tầm quan trọng của tiêm ngừa Cúm mùa của Sanofi

Đây là chuỗi hội thảo tập trung chia sẻ kiến thức từ các chuyên gia hàng đầu đến từ tổ chức Global Influenza Initiative (GII) và các tổ chức nghiên cứu quốc tế khác, bao gồm hội thảo trực tuyến với chủ đề “Tiêm ngừa cúm và giá trị bảo vệ sức khỏe người trưởng thành”, cùng hội nghị chuyên biệt dành cho chuyên gia Việt Nam, hợp tác với Hội Lão khoa Việt Nam để cập nhật kiến thức về cúm mùa và tiêm ngừa.

Sự kiện được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút hơn 400 chuyên gia y tế từ Việt Nam và quốc tế để cập nhật, trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia về cúm mùa tại Việt Nam và toàn cầu về tác động của cúm đối với người cao tuổi và tầm quan trọng của tiêm phòng cúm mùa đối với nhóm đối tượng này. Sự kiện tập trung vào gánh nặng bệnh tật do cúm mùa và tầm quan trọng của tiêm ngừa, đặc biệt với người cao tuổi, nhóm đối tượng dễ chịu ảnh hưởng từ các biến chứng nguy hiểm. 

Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm trên toàn cầu có khoảng 3 đến 5 triệu người mắc bệnh cúm mùa nặng. Trong đó, khoảng 290.000 đến 650.000 người tử vong do các biến chứng nghiêm trọng của cúm mùa.

Theo WHO, cúm mùa hàng năm gây ra từ 3 - 5 triệu ca bệnh nặng và 290.000 - 650.000 ca tử vong trên toàn cầu. Riêng tại Việt Nam, ước tính khoảng 4.000 người cao tuổi phải nhập viện và 1.400 người tử vong mỗi năm do các biến chứng nghiêm trọng của cúm mùa.

Tại Hội thảo, bác sĩ Kuharaj Mahenthiran - Giám đốc Y khoa Sanofi Việt Nam cho biết: “Việc tiêm ngừa cúm mùa đóng vai trò cốt lõi trong bảo vệ sức khỏe người cao tuổi, giảm thiểu nguy cơ biến chứng như viêm phổi, đau tim và đột quỵ. Sanofi cam kết tiếp tục đồng hành cùng chuyên gia y tế trong nỗ lực phòng ngừa cúm mùa và cải thiện sức khỏe cộng đồng” .

Ngoài các chuyên gia y tế của Việt Nam còn sự tham gia của các chuyên gia đến từ Thái Lan, Singapore, Malaysia, các chuyên gia quốc tế đến từ gặp gỡ-ISN (Mạng lưới hoạt động liên quan đến Cúm mùa ở Trung Đông, Âu-Á và Châu Phi), RAISE (Tổ chức Nâng cao nhận thức cúm mùa ở Châu Âu)...

Theo ý kiến các chuyên gia, cúm mùa không phải là bệnh cảm thông thường, mà có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với người cao tuổi và những người có bệnh lý nền mãn tính.

Virus cúm mùa có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có hệ tim mạch.

Đối với người cao tuổi, khi nhiễm cúm mùa, cơ thể có thể gánh chịu những hậu quả nặng nề, như nguy cơ đột quỵ tăng gấp 8 lần, nguy cơ viêm phổi tăng gấp 8 lần, nguy cơ gặp các biến cố bất thường liên quan đến đường huyết tăng 74%...

Tổ chức Y tế thế giới và Bộ Y tế Việt Nam đã đưa người cao tuổi/người có bệnh lý nền vào danh sách đối tượng ưu tiên hàng đầu cần tiêm phòng cúm mùa hàng năm.

Vì vậy, việc chủ động phòng ngừa cúm mùa bằng vaccine đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ khỏi cúm mùa và các biến chứng do cúm mùa gây ra đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, thời tiết chuyển biến thất thường. Đây được coi là một trong những nỗ lực cần thiết để bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Cúm mùa là gì?

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do virus cúm (influenza virus) gây nên. Nhiều người cho rằng cúm mùa là bệnh cảm thông thường, tuy nhiên đây lại là 2 bệnh khác nhau. Khác với cảm, cúm mùa có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được điều trị kịp thời.

Tại Việt Nam, bệnh cúm mùa thường gây nên bởi virus A, B, C, trong đó thường gặp nhất ở người là chủng cúm A và B. Cúm có thể lây lan thành đại dịch và trên lịch sử thế giới đã ghi nhận các đại dịch cúm cướp đi mạng sống của hàng triệu người.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh cúm, trong khi đó tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng cúm mới rất cao có thể lên tới 90% ở người lớn và trẻ em. Bệnh cúm có thể diễn tiến nghiêm trọng ở người già, trẻ em, người mắc các bệnh nền mạn tính như tim mạch, huyết áp, COPD, các bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa hoặc người có hệ miễn dịch bị suy giảm.

Tại Việt Nam, cúm mùa thường lưu hành quanh năm, nhưng dịch cúm mùa có xu hướng cao điểm vào mùa đông và mùa xuân, cụ thể bệnh lan rộng thường vào tháng 3-4 hoặc 9-10 hàng năm và có thể tạm lắng vào mùa hè. Với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết thay đổi thất thường kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng chính là điều kiện thuận lợi để virus cúm theo mùa phát triển và lây lan. 

Người dân cần hết sức cảnh giác với các biến chứng nguy hiểm, nếu bị cúm mùa, cần theo dõi thường xuyên để bảo vệ sức khỏe khỏi những ảnh hưởng nghiêm trọng.


Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/khong-chu-quan-voi-benh-cum-mua-bien-chung-179241124040000945.htm