Hà Nội thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025
Tại kỳ họp lần thứ 20 vừa kết thúc, HĐND thành phố Hà Nội khoá XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Hà Nội đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP năm 2025 đạt 6,5% trở lên
Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 yêu cầu quán triệt sâu sắc tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhận thức và hành động về "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam".
Đồng thời, triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065.
Chuẩn bị các cơ chế, chính sách phát triển tăng tốc, đột phá cho giai đoạn phát triển 2026-2030 và năm 2025; Xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và các chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực 5 năm 2026-2030 gắn với "tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội".
Theo đó, Hà Nội đặt ra các chỉ tiêu cụ thể như: GRDP tăng từ 6,5% trở lên; GRDP/người từ 172,4 triệu đồng trở lên; vốn đầu tư thực hiện tăng từ 10,5% trở lên; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 5% trở lên; kiểm soát chỉ số giá dưới 4,5%; đến cuối năm 2025 không còn hộ nghèo; tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện 10,5%...
25 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của TP Hà Nội:
1. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP): 6,5%.
2. GRDP bình quân đầu người: 172,4 triệu đồng.
3. Tốc độ tăng vốn đầu tư thực hiện: 10,5%.
4. Tốc độ tăng tổng kim ngạch xuất khẩu: 5%.
5. Chỉ số giá tiêu dùng: Dưới 4,5%.
6. Giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên so với năm trước: 0,15%.
7. Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân so với năm trước: 0,1%.
8. Tỷ lệ xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: 100%.
9. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 95,5%.
10. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH bắt buộc trên lực lượng lượng lao động trong độ tuổi lao động: 47,5%.
11. Tỷ lệ lao động tham gia BHXH tự nguyện trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 3,5%.
12. Tỷ lệ đối tượng tham gia Bảo hiểm thất nghiệp trên lực lượng lao động trong độ tuổi lao động: 45%.
13. Giảm số hộ nghèo so với đầu năm: Duy trì không có hộ nghèo.
14. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị: Dưới 4%.
15. Tỷ lệ lao động (đang làm việc) qua đào tạo: 75%; Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 55%.
16. Tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia: 80%; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia được công nhận mới (lần đầu): 117 trường; Số trường công lập đạt chuẩn quốc gia được công nhận lại: 426 trường.
17. Tỷ lệ hộ gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu "Gia đình văn hóa": 88%.
18. Tỷ lệ thôn (làng) được công nhận và giữ vững danh hiệu "Làng văn hóa": 65%.
19. Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu "Tổ dân phố văn hóa": 75%.
20. Tổng số nhà ở và tổng diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm: Tổng số nhà ở xã hội hoàn thành trong năm: 4.670 nhà ở; Tổng số diện tích nhà ở xã hội hoàn thành trong năm: 264.000 m2.
21. Số xã được công nhận đạt tiêu chí Nông thôn mới nâng cao tăng thêm: 35 xã; Số xã được công nhận đạt tiêu chí Nông thôn mới kiểu mẫu tăng thêm: 29 xã.
22. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: Khu vực đô thị đạt 100%; Khu vực nông thôn đạt 100%.
23. Tỷ lệ rác thải sinh hoạt được thu gom và vận chuyển trong ngày: Khu vực đô thị đạt 100%; Khu vực nông thôn đạt 95-100%.
24. Xử lý ô nhiễm môi trường: Tỷ lệ cụm công nghiệp có trạm xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng với cụm công nghiệp xây dựng mới: 100%;
Với cụm công nghiệp, cụm công nghiệp làng nghề đã đi vào hoạt động: 100%. Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%. Tỷ lệ chất thải y tế nguy hại được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường: 100%; Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 50-55%.
25. Tỷ lệ vận tải hành khách công cộng: 20%.
Thống nhất thông qua một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
HĐND Thành phố Hà Nội thống nhất thông qua một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được đặt ra gồm: Bảo đảm các cân đối lớn, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; cơ cấu lại các ngành kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ. Cùng với đó là việc đổi mới quản trị chính quyền địa phương gắn với chuyển đổi số; xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế gắn với cơ cấu lại đội ngũ công chức, viên chức; nâng cao thứ hạng các chỉ số PCI, PAPI, PAR INdex và SIPAS.
TP Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát năm 2025: Yêu cầu quán triệt sâu sắc chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm trong nhận thức và hành động về “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”; nhận thức đầy đủ, đúng đắn và sâu sắc về vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, tiềm năng đặc thù, lợi thế vượt trội của Hà Nội trong sự nghiệp đổi mới; tiếp tục đổi mới tư duy, nâng cao tinh thần năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để đưa Hà Nội phát triển mạnh mẽ, toàn diện, xứng đáng với vai trò, vị thế Thủ đô của một đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới.
Thành phố triển khai thực hiện hiệu quả Luật Thủ đô (sửa đổi); Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Hà Nội chuẩn bị các cơ chế, chính sách phát triển tăng tốc, đột phá cho giai đoạn phát triển 2026-2030 và năm 2025; xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư công và các chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực 5 năm 2026-2030 gắn với “Tầm nhìn mới - tư duy mới toàn cầu, tư duy Thủ đô và hành động Hà Nội”.
Thủ đô quyết tâm hoàn thành và thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; kỷ luật, kỷ cương, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu; triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.
Hà Nội phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thực hiện 3 chuyển đổi (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chuyển đổi năng lượng); tiếp tục xây dựng hạ tầng đồng bộ, hiện đại, có tính kết nối cao; đầu tư hạ tầng số, tạo nền tảng phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số, đô thị thông minh; phát triển văn hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Thành phố đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống người dân; công tác quốc phòng địa phương và trật tự an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; tiếp tục thực hiện năm chủ đề “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo và phát triển”.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/ha-noi-thong-qua-nghi-quyet-ve-ke-hoach-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam-2025-179241214142800397.htm