Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười

08:10 - 24/04/2024

Lễ hội Vía Bà Chúa xứ năm 2024 diễn ra từ ngày 22-24/4 tại di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp (huyện Tháp Mười, Đồng Tháp) thu hút rất đông du khách. Điều ít ai biết là khu di tích này ngoài giá trị khảo cổ học, lịch sử, còn là khu du lịch hấp dẫn về cảnh quan, sinh thái.

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 1.

Di tích lịch sử và khảo cổ Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Tân Kiều và Mỹ Hòa, thuộc huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, với diện tích được quy hoạch bảo tồn trên 290ha. Ảnh: Hà Phong

Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp hiện là khu vực đã được quy hoạch 290 ha gồm 4 phân khu: Khu di tích bảo tồn, bảo tàng 53 ha; khu rừng sinh thái 166 ha; khu dịch vụ 54 ha; khu nuôi thú hoang dã Đồng Tháp Mười 27 ha. Cả khu vực chỉ cách thị trấn Mỹ An, Tháp Mười khoảng 10km, rất thuận tiện để tổ chức các kỳ lễ hội cũng như thu hút khách tham quan. 

Đặc biệt là khu rừng sinh thái trong di tích Gò Tháp đã được công nhận là Khu bảo tồn đa dạng sinh học từ năm 2015. Khu vực này lưu giữ nhiều nét hoang sơ của hệ sinh thái vùng Đồng Tháp Mười với nhiều loài động - thực vật đặc hữu, nơi được xem là vương quốc của hoa sen. Khu di tích Gò Tháp đã được công nhận là Di tích Quốc gia năm 1989 và năm 2012 được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt về loại hình di tích khảo cổ và kiến trúc nghệ thuật.

Di tích Gò Tháp cũng lưu giữ gần như khá nguyên vẹn dấu tích của nền văn hóa Óc Eo - Phù Nam với hơn 10 di tích kiến trúc đền thần Hindu giáo, ao thần, giếng thần, đường đi cùng nhiều di tích cư trú, xưởng chế tác,… và nhiều bộ sưu tập hiện vật độc đáo như: tượng thần Hindu giáo. Trong đó có 2 tượng thần Vishnu được công nhận là Bảo vật Quốc gia, tượng Phật gỗ và đặc biệt là bộ sưu tập hơn 400 hiện vật vàng gồm các lá vàng, khuyên tai vàng, nhẫn vàng, sợi dây chuyền vàng,… đã được tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là "Bộ sưu tập hiện vật vàng Óc Eo - Gò Tháp nhiều nhất Việt Nam.

Khu di tích Gò Tháp từng là "Đại bản doanh" của hai vị anh hùng dân tộc Thiên hộ Võ Duy Dương và Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều trong cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp xâm lược những năm 1862-1866. Sau năm 1945, Gò Tháp là "địa chỉ đỏ", căn cứ kháng chiến chống Pháp. Gò Tháp còn là nơi ghi nhớ chiến công oanh liệt của quân và dân tỉnh Kiến Phong cũ trong kháng chiến chống Mỹ.

Hình ảnh chi tiết về Di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp, tỉnh Đồng Tháp

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 2.

Đường vào di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp. Ảnh: Hà Phong

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 3.

Khu văn hóa lễ hội và dịch vụ du lịch Gò Tháp có diện tích 30 ha bố trí nhà nghỉ, nhà hàng, tháp sen, sân khấu ngoài trời, khu đua thuyền và các công trình vui chơi giải trí khác. Ảnh: Hà Phong

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 4.

Gò Minh Sư là di tích cư trú và mộ táng của người Phù Nam trong quần thể Khu di tích Gò Tháp. Ảnh: Hà Phong

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 5.
Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 6.
Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 7.

Di chỉ cư trú gò Minh Sư đã trải qua 5 lần khai quật, hiện là các hố khảo cổ dành cho nghiên cứu và mở cửa cho khách tham quan. Ảnh: Hà Phong

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 8.
Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 9.
Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 10.
Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 11.

Các mô phỏng di vật kiến trúc đền thờ thần Shiva thuộc nền văn hóa Phù Nam. Ảnh: Hà Phong

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 12.

Di tích Gò Tháp vẫn còn lưu giữ nhiều bí ẩn trong lòng đất, phủ bên ngoài là thảm thực vật xanh tươi, có những cây Trôm di sản cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Ảnh: Hà Phong

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 13.

Di tích Đền thần Visnu - di chỉ khảo cổ quan trọng trong di tích Gò Tháp. Ảnh: Hà Phong

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 14.
Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 15.
Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 16.
Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 17.

Các chi tiết có giá trị khảo cổ và kiến trúc độc đáo của di tích Gò Tháp. Ảnh: Hà Phong

Gò Tháp - Bông sen hồng của Đồng Tháp Mười- Ảnh 18.

Di tích gò miếu Bà Chúa xứ - nơi tổ chức lễ hội dân gian hằng năm vào ngày rằm tháng 3 âm lịch. Ảnh: Hà Phong

Thờ Bà Chúa xứ là tín ngưỡng dân gian của người Việt đã có từ lâu đời. Bà Chúa xứ là hiện sinh của vị Mẫu thần, biểu hiện to lớn về khát vọng tìm kiếm sự che chở, bảo bọc cho cuộc sống bình yên của người dân địa phương. 

Ngày rằm tháng 3 (23/4) được người dân gọi là ngày Vía Bà - ngày lễ hội truyền thống quan trọng của địa phương, thu hút hàng trăm ngàn lượt khách đến tham quan, cúng viếng.

Ngoài phần lễ chính cúng Bà Chúa Xứ vào đêm 15, rạng sáng ngày 16 âm lịch, Ban Hội hương Gò Tháp còn cử hành một số lễ khác như: Lễ tắm Bà, Lễ cầu an cúng Thần nông, Lễ thỉnh sanh kèm theo là các nghi thức lễ phụ khác như: học trò lễ dâng trà, dâng rượu, dâng hương và dàn nhạc lễ.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/go-thap-bong-sen-hong-cua-dong-thap-muoi-179240423153112426.htm