Giáo dục ở Bhutan - Vương quốc Phật giáo Kim cương thừa

PV
16:30 - 15/01/2023

Một trong những điều mà Vương quốc Phật giáo Kim cương thừa này đi trước nhiều quốc gia tiên tiến, và lớn mạnh khác trên thế giới, là lĩnh vực giáo dục. Giáo dục ở Bhutan gắn liền với nhiều nét độc đáo về văn hóa của đất nước này.

Những nét văn hóa tạo nên nền giáo dục độc đáo ở Bhutan  - Ảnh 1.

Vương quốc Phật giáo Bhutan với nhiều cảnh quan độc đáo. Ảnh: IT

Bhutan bắt nguồn từ "Bhotant" trong tiếng Phạn có nghĩa "điểm kết thúc của Tây Tạng", hoặc từ "Bhu-uttan" có nghĩa là "cao nguyên".

Ngoài tên gọi trên, Bhutan còn được biết đến với biệt danh Druk Yul, hay còn gọi là "vùng đất Rồng Sấm", bởi nơi đây luôn bị các cơn bão dữ dội và khắc nghiệt quét qua. Người Bhutan gọi mình là Drukpa, Quốc vương Bhutan có hiệu là Druk Gyalpo, nghĩa là "Quốc vương Rồng Sấm".

Chăm sóc sức khỏe và Giáo dục miễn phí cho tất cả mọi người

Mặc dù đất nước vẫn đang phát triển, nhưng ở Vương quốc Phật giáo Bhutan, tất cả nhân dân đều được chăm sóc sức khỏe và giáo dục miễn phí. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe cũng miễn phí cho du khách thập phương hành hương.

Nghề giáo là một trong những công việc được trả lương cao nhất và có địa vị xã hội ở Bhutan. Tất cả trẻ em ở độ tuổi đi học ở Bhutan đều được tiếp cận nền giáo dục bình đẳng, chất lượng và miễn phí.

Những nét văn hóa tạo nên nền giáo dục độc đáo ở Bhutan  - Ảnh 2.

Bhutan là quốc gia có nền giáo dục độc đáo. Ảnh: IT

Nhiều người phải đi bộ hàng km đường núi, để đến trường vì Vương quốc này nằm trọn trên những dãy núi cao.

Giáo dục miễn phí là một trong những nhu cầu cơ bản cần thiết để đạt được thước đo hạnh phúc tập thể trong một quốc gia.

Gyalsung - chương trình đào tạo tổng hợp kéo dài một năm và bắt buộc đối với tất cả thanh niên Bhutan đủ 18 tuổi.

Khi đủ 18 tuổi, học sinh sẽ bắt đầu khóa đào tạo Gyalsung, chương trình bắt buộc kéo dài một năm - một sáng kiến của Quốc vương Bhutan Jigme Khesar Namgyel Wangchuck, công bố năm 2019.

Khóa học gồm ba tháng huấn luyện quân sự cơ bản, và chín tháng huấn luyện chuyên ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ công nghệ xây dựng nhà ở, máy tính và kinh doanh đến phát triển các kỹ năng trong nông nghiệp.

Ước tính, mỗi năm gần 13.000 thanh niên Bhutan tham gia khóa học này. Khóa học đưa ra định hướng và khuyến khích giới trẻ trở thành những nhà tư tưởng mạnh mẽ, độc lập, có khả năng phục vụ đất nước. Ngoài ra Gyalsung còn kết nối những người trẻ tuổi của Bhutan lại với nhau.

Người dân Butan tự hào về trang phục địa phương và nét độc đáo của họ

Trong khi ở nhiều quốc gia khác, trang phục truyền thống được giữ cho dịp đặc biệt, nhưng ở Bhutan lại là quần áo mặc thường nhật.

Trang phục của nam giới là Gho, của phụ nữ là Kira. Người Bhutan bắt buộc phải mặc trang phục truyền thống khi đến trường học, công sở, các ngày lễ của chính phủ Bhutan và các lễ hội tại Bhutan.

Nhưng hầu hết họ không xem đó là quy luật, có thể thấy nhiều người trong trang phục áo dài truyền thống thường nhật.

Người Bhutan tự hào khi mặc quốc phục đồng thời là đồng phục học sinh. Những đứa trẻ từ 5 tuổi khoác lên mình bộ quốc phục đầy trang nghiêm để tôn vinh văn hóa dân tộc.

Cầu nguyện là hoạt động thường nhật

Tập hợp buổi sáng là một phần không thể thiếu trong lịch trình của các học sinh Bhutan. Cầu nguyện Jampelyang hay cầu nguyện Văn Thù - vị Phật của trí tuệ, Jampelyang là một vị Phật tay phải cầm thanh kiếm rực lửa, tượng trưng cho khả năng cắt đứt ảo tưởng và vô minh trong khi tay trái Ngài cầm cành hoa sen, mang cuốn sách với giáo lý Bát-nhã Ba-la-mật.

Những nét văn hóa tạo nên nền giáo dục độc đáo ở Bhutan  - Ảnh 3.

Cầu nguyện là hoạt động diễn ra trong các trường học, và kéo dài suốt đời của người dân Bhutan. Ảnh: IT

Cầu nguyện là hoạt động thường nhật đối với một quốc gia mà đạo Phật là quốc giáo như Bhutan. Việc thực hành cầu nguyện tại các trường học đã bắt đầu từ năm 1975.

Buổi sáng của học sinh từ mẫu giáo đến đại học sẽ bắt đầu với lời cầu nguyện. Các em sẽ tiếp tục thực hành cầu nguyện ngay cả khi cuộc sống học đường kết thúc.

Bhutan là quốc gia duy nhất không có hiệu ứng nhà kính, khí carbon

Một trong những sự thật đáng ngưỡng mộ nhất của Vương quốc Phật giáo Bhutan Viên ngọc thô của Nam Á, bởi nó là quốc gia duy nhất trên thế giới thu nạp nhiều khí nhà kính (carbon dioxide) hơn thực tế lượng khí phát thải ra.

Điều này có thể thực hiện được vì luật Hiến pháp Vương quốc Phật giáo Bhutan quy định rằng ít nhất 60% tổng diện tích quốc gia phải được phủ bởi cây xanh, đất nước hoặc 2/3 diện tích đất được bao phủ bởi rừng xanh.

Những nét văn hóa tạo nên nền giáo dục độc đáo ở Bhutan  - Ảnh 4.

Bhutan là quốc gia duy nhất có lượng carbon âm trên thế giới. Ảnh: IT

Thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng và chất bảo quản hoàn toàn xa lạ với nông dân Bhutan.

Hiện tại, Vương quốc Phật giáo Bhutan được bao phủ bởi diện tích rừng lên tới 72%, điều này đã đảm bảo rằng Bhutan là quốc gia duy nhất có lượng carbon âm trên thế giới. Vương quốc Phật giáo Bhutan, một nửa đất nước của họ là công viên quốc gia, người dân cảm thấy hạnh phúc khi sống trong điều kiện như vậy. Môi trường sống sạch sẽ là điều kiện để người Bhutan phát triển đời sống tinh thần.

Các hoạt động tại các trường học ở Bhutan đều hướng đến xã hội. Các trường thường có Câu lạc bộ Văn hóa để thúc đẩy bảo tồn văn hóa dân tộc hay Câu lạc bộ Thiên nhiên nhằm thúc đẩy các sáng kiến bảo vệ môi trường.

Học sinh được khuyến khích trồng cây vào ngày 2/6 hàng năm - Ngày Lâm nghiệp Xã hội ở Bhutan. Học sinh không chỉ trồng cây mà còn có trách nhiệm chăm sóc cho nó.

Được học tập và đào tạo trong một môi trường như vậy giúp giới trẻ Bhutan thấm nhuần ý thức trách nhiệm và tận tâm cống hiến hơn cho cộng đồng.

Nguồn: Tổng hợp

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/giao-duc-o-bhutan-vuong-quoc-phat-giao-kim-cuong-thua-17923011512421331.htm