Gần 5.000 thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Ngày 6/5, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực với sự tham gia dự thi của gần 5.000 thí sinh tại 5 điểm thi.
Số lượng thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực năm 2023 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tăng gấp đôi so với năm 2022. Kỳ thi được tổ chức tại 5 điểm thi, bao gồm:
Điểm thi 1: Trường Trung học phổ thông chuyên Đại học Sư phạm - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
Điểm thi 2: Nhà K - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
Điểm thi 3: Trường Trung học cơ sở & Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
Điểm thi 4: Nhà C - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội;
Điểm thi 5: Trường Đại học Quy Nhơn.
Thí sinh là học sinh lớp 12 trung học phổ thông hoặc đã tốt nghiệp trung học phổ thông (hoặc tương đương), có đủ sức khỏe và không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, có nguyện vọng đăng ký dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội hoặc đăng ký dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học của các trường đại học công nhận và sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội để xét tuyển.
Các môn thi ở kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2023 bao gồm: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí.
Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, nhằm đánh giá năng lực học sinh ở mức độ thông hiểu, vận dụng và vận dụng sáng tạo để xét tuyển đại học.
Các câu hỏi có nội dung thuộc chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, được giảng dạy ở trường trung học phổ thông theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Thí sinh lựa chọn đăng ký một số bài thi và sử dụng kết quả thi để đăng ký dự tuyển vào các ngành đào tạo đại học theo yêu cầu của mỗi trường đại học.
Thời gian, địa điểm, hình thức thi cụ thể như sau:
Nội dung các bài thi tương ứng và phù hợp với nội dung các môn học, môn thi cấp trung học phổ thông mà học sinh đã quen thuộc. Thí sinh làm bài thi trực tiếp trên giấy.
Đề thi có kết hợp trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp tùy theo bài thi, bao gồm các câu hỏi đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
Cấu trúc các bài thi và thời gian làm bài cụ thể như sau:
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ: "Quy trình tổ chức kỳ thi riêng, từ khâu chuẩn bị ngân hàng đề thi, chuẩn hóa đề thi, bảo mật đề thi, hội đồng coi thi, chấm thi... đều được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc và chất lượng.
Chúng tôi kỳ vọng, đây sẽ là kỳ thi có chất lượng tốt để tuyển chọn sinh viên có tiềm năng, từ đó đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong tương lai".
Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh khẳng định, việc tuyển chọn, đào tạo đội ngũ giáo viên là trọng trách của các trường sư phạm. Do đó, sau nhiều năm nghiên cứu, nhà trường đã tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực. Kết quả của kỳ thi sẽ được hệ thống các trường đào tạo sư phạm trên toàn quốc sử dụng để xét tuyển.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/gan-5000-thi-sinh-tham-du-ky-thi-danh-gia-nang-luc-cua-truong-dai-hoc-su-pham-ha-noi-179230506131309185.htm