Doanh nghiệp tăng năng suất và lợi thế cạnh tranh khi nền tảng số MISA AMIS tích hợp AI
Sáng 12/10, trong khuôn khổ chương trình Chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 2024 tổ chức tại trụ sở Văn phòng Chính phủ, khách hàng trải nghiệm thực tế nền tảng MISA AMIS đã có bài chia sẻ ấn tượng trước Lãnh đạo Chính phủ, Bộ ngành và 63 tỉnh thành về hiệu quả khi chuyển đổi số để nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh.
Chương trình do Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì cùng sự tham dự của ông Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long cùng lãnh đạo các bộ ngành, cơ quan Trung ương và 63 tỉnh thành; đại diện một số doanh nghiệp, trường đại học, tổ công nghệ số cộng đồng của các địa phương.
Ban lãnh đạo MISA (thứ nhất và thứ sáu từ phải sang) cùng đại diện Tập đoàn Minh Đức (thứ 3 từ phải sang) và đại diện Công ty Langiang (thứ 2 từ phải sang) tham dự Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì.
Tại chương trình, ông Trần Đại Nghĩa - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn xây dựng Minh Đức (Minh Đức), chia sẻ về chủ đề "Ứng dụng nền tảng số tích hợp AI trong quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng suất và lợi thế cạnh tranh". Tập đoàn Minh Đức với 15 năm hoạt động và 500 nhân sự, gặp nhiều khó khăn trong quản lý do tính đa dạng của kinh doanh và điều hành nhiều chi nhánh. Khó khăn gồm việc truy xuất dữ liệu chậm, giảm khả năng mở rộng thị trường quốc tế, và vấn đề trong quản lý chuỗi cung ứng ảnh hưởng đến tiến độ thi công. Quy trình thủ công gây sai sót và tốn kém với 168 triệu đồng cho văn phòng phẩm, 120 triệu đồng cho di chuyển họp hành, và 216 triệu đồng cho lương nhân sự tài chính mỗi năm.
Ông Trần Đại Nghĩa - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn xây dựng Minh Đức (Minh Đức), chia sẻ về chủ đề: "Ứng dụng nền tảng số tích hợp AI trong quản trị doanh nghiệp để nâng cao năng suất và lợi thế cạnh tranh".
Trước những thách thức này, Minh Đức đã quyết định chuyển đổi số để tối ưu chi phí và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. Ông Trần Đại Nghĩa cho biết, trải qua một quá trình tìm hiểu, đánh giá, Ban lãnh đạo Tập đoàn Minh Đức quyết định lựa chọn triển khai nền tảng số MISA AMIS do Công ty Cổ phần MISA (MISA) để thực hiện chuyển đổi số toàn diện mọi hoạt động doanh nghiệp.
Lý giải cho lựa chọn này, ông Nghĩa cho biết nền tảng MISA AMIS đáp ứng đầy đủ các nghiệp vụ của doanh nghiệp từ tài chính - kế toán, bán hàng, nhân sự và các hoạt động quản trị điều hành liên phòng ban. Sau 2 năm triển khai nền tảng số do MISA phát triển, Tập đoàn Minh Đức đã có nhiều thay đổi tích cực trong hoạt động kinh doanh, điều hành doanh nghiệp. Nhờ sử dụng nền tảng MISA AMIS, Ban lãnh đạo Minh Đức dễ dàng truy xuất thông tin để đưa ra quyết định kinh doanh nhanh chóng. Các dữ liệu bán hàng, kho bãi, sản xuất, thanh toán, công nợ được liên kết với nhau một cách chặt chẽ, chính xác giúp giảm khối lượng công việc thủ công cho nhân viên. Đặc biệt, dữ liệu bán hàng được tự động kết nối với phần mềm kế toán MISA giúp ghi nhận doanh thu chính xác. Bên cạnh đó, việc ký kết tài liệu trên nền tảng ký số MISA AMIS WeSign cũng giúp cho Minh Đức tiết kiệm 168 triệu chi phí in ấn/năm. Đồng thời tiết kiệm được 216 triệu/ năm cho chi phí thuê nhân sự kiểm soát tài chính.
Lý do Tập đoàn Minh Đức lựa chọn chuyển đổi số với nền tảng MISA AMIS.
Ngoài những lợi ích đo đếm được trước mắt, ông Nghĩa khẳng định việc chuyển đổi số với nền tảng MISA AMIS còn đem lại cho Tập đoàn những lợi ích về lâu dài. Thay vì mất cả ngày để phê duyệt và ký kết tài liệu, lãnh đạo giờ chỉ cần vài phút trên nền tảng. Nhân viên không phải chờ gặp trực tiếp lãnh đạo để xin chữ ký, quy trình giao dịch với khách hàng cũng nhanh chóng hơn khi mất vài phút để xác nhận thay vì cả tuần qua lại giấy tờ. Với MISA AMIS Kế toán, Minh Đức tự tin mở rộng mà không cần tăng thêm nhân sự, tiết kiệm 50% nhân lực. Từ đó cho thấy, chuyển đổi số còn giúp gắn kết các bộ phận, tạo sự đồng thuận và đơn giản hóa quy trình.
Hiệu quả của Tập đoàn Minh Đức sau 2 năm chuyển đổi số với nền tảng MISA AMIS.
Từ năm 2024, MISA AMIS tích hợp AI dưới dạng trợ lý số, giúp Minh Đức có báo cáo và phân tích chi tiết về lợi nhuận, doanh thu, chi phí theo từng giai đoạn, hỗ trợ điều hành doanh nghiệp dựa trên dữ liệu. Trợ lý số AI tự động kiểm tra, đối chiếu, phát hiện bất thường trong chi phí và cảnh báo rủi ro tài chính giúp đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực, ngăn ngừa lãng phí và cải thiện quản lý ngân sách.
Ban lãnh đạo MISA tham dự chương trình Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Kết thúc phần chia sẻ, ông Nghĩa nhấn mạnh rằng thành công trong chuyển đổi số đòi hỏi sự quyết tâm của lãnh đạo đứng đầu và lựa chọn phần mềm phù hợp. Doanh nghiệp cần bắt đầu từ những thay đổi về thói quen trải nghiệm trên nền tảng số. "Việc triển khai các nền tảng số như MISA AMIS không chỉ phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng mà còn có thể triển khai với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các lĩnh vực khác. Minh Đức cảm ơn MISA đã đồng hành cùng trong tiến trình chuyển đổi số. Doanh nghiệp Việt có thể tin tưởng và ưu tiên lựa chọn nền tảng số như MISA AMIS để chuyển đổi số toàn diện", ông Nghĩa bày tỏ.
Ông Trần Đại Nghĩa khẳng định việc triển khai các nền tảng số như MISA AMIS không chỉ phù hợp với các doanh nghiệp xây dựng mà còn có thể triển khai với nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các lĩnh vực khác.
Không chỉ riêng Tập đoàn Minh Đức, Langbiang Farm cũng đạt nhiều thành công khi ứng dụng MISA AMIS để số hóa toàn bộ hoạt động từ quản lý tài sản, tối ưu quy trình liên phòng ban, theo dõi tiến độ công việc của nhân sự, đến số hóa quy trình mua hàng, phát hành hóa đơn điện tử, và ký kết giao dịch trên nền tảng ký số. "Nhờ chuyển đổi số với MISA AMIS, năng suất của nhân sự đã tăng gần như gấp đôi" - Ông Trần Huy Đường - Giám đốc Langbiang Farm khẳng định.
Langbiang Farm cũng là một doanh nghiệp ứng dụng thành công nền tảng MISA AMIS để số hóa toàn bộ hoạt động, tăng gấp đôi năng suất.
Với thế mạnh 30 năm trong lĩnh vực công nghệ, MISA cam kết bố trí nguồn lực đồng hành cùng các đơn vị, tổ chức và doanh nghiệp trong công cuộc thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực, lợi thế cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp Việt, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế số Việt Nam.