Đề kiểm tra tập huấn môn Ngữ văn bậc trung học phổ thông theo chương trình mới
Giáo viên tham khảo đề kiểm tra định kì và đáp án môn Ngữ văn 10 của Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
I. Đọc hiểu (6.0 điểm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Bài thơ có sự kết hợp giữa những cuộc đối thoại nào?
Câu 3. Trong bài thơ, nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để làm gì?
Câu 4. Dấu chấm lửng (…) trong câu thơ "Nhất định rồi. Anh sẽ..." thể hiện thái độ gì của nhân vật trữ tình khi nghe nhà họa sĩ tỏ ý muốn được tặng thơ?
Câu 5. Tại sao người buôn bán lại "phá lên cười" khi nghe nhà thơ nói về nghề nghiệp của mình?
Câu 6. Hình ảnh nhân vật trữ tình - nhà thơ hiện lên ra sao qua cái nhìn của những nhân vật khác trong bài thơ? Điều đó thể hiện suy nghĩ gì của tác giả về những đam mê trong sáng tạo nghệ thuật?
Câu 7. Nếu đam mê một nghề nào đó nhưng ở vào tình cảnh như nhân vật trữ tình - nhà thơ trong bài thơ trên, bạn sẽ ứng xử như thế nào? Vì sao bạn chọn ứng xử như vậy?
Câu 8. Theo bạn, nếu một nhà thơ làm thơ "chỉ để giải tỏa những mong đợi" có tạo ra những tác phẩm nghệ thuật đích thực không? Vì sao?
II. Viết (4.0 điểm)
Viết một bài luận khoảng 500 - 800 chữ phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật bài thơ Nhà thơ và những đối thoại (được dẫn ở trên) của Vi Thùy Linh.
Gợi ý đáp án
I. Đọc hiểu (6.0 điểm)
Câu 1. Thể thơ tự do (0.5 điểm).
Câu 2. Bài thơ có sự kết hợp giữa những cuộc đối thoại: giữa nhà thơ với đồng nghiệp (một nhà thơ thuộc thế hệ đàn anh), giữa nhà thơ với nhà họa sĩ, giữa nhà thơ với người buôn bán (0.5 điểm).
Câu 3. Nhà họa sĩ muốn được tặng thơ để "đặt lên giá sách ở phòng khách". (0.5 điểm).
Câu 4. Dấu chấm lửng thể hiện sự hồi hộp, mong muốn được biết nhà họa sĩ sẽ tiếp nhận như thế nào với tập thơ của mình (1.0 điểm).
Câu 5. Người đi buôn "phá lên cười" khi nghe nhà thơ nói về cái nghiệp làm thơ của mình vì với người đi buôn thì lời lãi là mục đích chính nên chị ta coi việc làm thơ là vô bổ, phù phiếm (1.0 điểm).
Câu 6. Qua cái nhìn của đồng nghiệp (đối thoại 1), nhà thơ hiện lên là người đáng thương, vì thích làm thơ là "khổ lắm"; qua cái nhìn của người họa sĩ, nhà thơ cũng giống như một người thợ bình thường, tạo ra những sản phẩm để trưng bày; qua cái nhìn của người đi buôn, nhà thơ hiện ra như một sự gàn dở vì làm những công việc phù phiếm. Điều đó thể hiện sự thấu hiểu những khó khăn, cô độc của người nghệ sĩ trong sáng tạo nghệ thuật (1.0 điểm).
Câu 7. Nêu được cách ứng xử: rõ ràng. Trình bày lí do chọn cách ứng xử như vậy: nội dung trình bày đảm bảo tính logic, thuyết phục, hợp tình, hợp lí (1.0 điểm).
Câu 8. Nêu được quan điểm của mình. Lí giải được quan điểm: nội dung lí giải đảm bảo tính logic, thuyết phục, ngắn gọn (0.5 điểm).
II. Viết (4.0 điểm)
Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận. Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề (0.25 điểm).
Xác định đúng yêu cầu của đề. Giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ (0.25 điểm).
Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm. Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách trên cơ sở đảm bảo những yêu cầu sau: Giới thiệu được tên tác phẩm, tên tác giả, thể thơ tự do. Trình bày được những nội dung khái quát của bài thơ. Triển khai vấn đề nghị luận thành những luận điểm phù hợp: Bài thơ mang hình thức một câu chuyện kể về ba cuộc đối thoại giữa nhà thơ với một nhà thơ đàn anh, một họa sĩ và một người buôn bán (2.5 điểm).
Ở đối thoại 1: Nhân vật trữ tình được nhà thơ đàn anh thương cảm khi nói ra ý thích làm thơ; đó là sự thương cảm một cách ái ngại, cám cảnh cho những khổ ải của nghiệp cầm bút.
Ở đối thoại 2: Nhân vật trữ tình có cảm giác hồi hộp, phấp phỏng khi được đề nghị tặng thơ; tuy nhiên sự vui mừng ấy nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng khi nhà họa sĩ dùng thơ để trưng bày ở phòng khách.
Ở đối thoại 3: Nhân vật trữ tình thấy mình thấy lạc lõng khi trong mắt người buôn bán, nhà thơ trở thành kẻ gàn dở vì làm những việc vô ích.
Bài thơ có hình thức khác thường: Bề ngoài giống như sự chắp vá vu vơ của những mẩu đối thoại tản mạn nhưng thực chất là những trăn trở, suy nghĩ về nghề nghiệp, về những thôi thúc sáng tạo tự thân của người nghệ sĩ.
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt (0.5 điểm)
Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ (0.5 điểm).
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/de-kiem-tra-tap-huan-mon-ngu-van-bac-trung-hoc-pho-thong-theo-chuong-trinh-moi-179230915142955998.htm