Chùa Thầy hơn một thế kỷ trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia Léon Busy

10:25 - 28/01/2023

Chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội), là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Chúng ta cùng xem loạt ảnh màu đặc sắc về ngôi chùa này do nhiếp ảnh gia Léon Busy chụp năm 1916.

Chùa Thầy hơn một thế kỷ trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia Léon Busy - Ảnh 1.

Toàn cảnh chùa Thầy ở tỉnh Sơn Tây năm 1916. Ngày nay chùa thuộc địa phận huyện Quốc Oai, Hà Nội. Ảnh: Léon Busy/Collections.albert-kahn.hauts-de-seine.fr.

Những tấm ảnh quý giá về Chùa Thầy

Chùa Thầy hơn một thế kỷ trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia Léon Busy - Ảnh 2.

Một góc sân chùa Thầy. Bên trái là chùa Hạ và bên phải là cầu Nhật Tiên.

Chùa Thầy hơn một thế kỷ trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia Léon Busy - Ảnh 3.

Thủy đình giữa ao Long Chiểu phía trước chùa Thầy.

Chùa Thầy hơn một thế kỷ trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia Léon Busy - Ảnh 4.

Ao Long Chiểu với thủy đình và núi Sài Sơn - nơi chùa Thầy tọa lạc - ở hậu cảnh.

Chùa Thầy hơn một thế kỷ trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia Léon Busy - Ảnh 5.

Không gian bên trong chùa Thượng, nằm trên sườn núi Sài Sơn.

Chùa Thầy hơn một thế kỷ trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia Léon Busy - Ảnh 6.

Tượng thờ trong hang núi Sài Sơn.

Chùa Thầy hơn một thế kỷ trước qua ống kính của nhiếp ảnh gia Léon Busy - Ảnh 7.

Khái lược về Chùa Thầy

Chùa Thầy là một nhóm những ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km về phía Tây nam, đi theo đường cao tốc Láng - Hòa Lạc. Sài Sơn có tên Nôm là núi Thầy, nên chùa được gọi là chùa Thầy. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý. Đây từng là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh, lúc này núi Thầy còn gọi là núi Phật Tích.

Cùng với chùa Tây Phương và Chùa Hương, Chùa Thầy là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Hà Nội. Nếu như Chùa Láng gắn liền với giai đoạn đầu của cuộc đời Từ Đạo Hạnh, thì chùa Thầy lại chứng kiến quãng đời sau cùng cho đến ngày thoát xác của vị sư thế hệ thứ 12 thuộc dòng Thiền Ti-ni-đa-lưu-chi này.

Ban đầu chùa Thầy chỉ là một am nhỏ gọi là Hương Hải am, nơi Thiền sư Từ Đạo Hạnh trụ trì. Vua Lý Nhân Tông đã cho xây dựng lại gồm hai cụm chùa: chùa Cao (Đỉnh Sơn Tự) trên núi và chùa Dưới (tức chùa Cả, tên chữ là Thiên Phúc Tự). Đầu thế kỷ 17, Dĩnh Quận Công cùng hoàng tộc chăm lo việc trùng tu, xây dựng điện Phật, điện Thánh; sau đó là nhà hậu, nhà bia, gác chuông. Theo thuyết phong thủy, chùa được xây dựng trên thế đất hình con rồng. Phía trước chùa, bên trái là ngọn Long Đẩu, lưng chùa và bên phải dựa vào núi Sài Sơn. Chùa quay mặt về hướng Nam, trước chùa, nằm giữa Sài Sơn và Long Đẩu là một hồ rộng mang tên Long Chiểu hay Long Trì (ao Rồng). Sân chùa như hàm rồng, thủy đình như viên ngọc rồng ngậm. Cây cầu Nguyệt Tiên Kiều và Nhật Tiên Kiều như hai chiếc râu rồng.

Truyền thuyết Hóa thân chuyển thế

Đây là một khái niệm trong Phật giáo liên quan tới luân hồi, tuy nhiên chỉ được hiện thực hóa rõ ràng trong phái Kim Cang Thừa tại Tây Tạng khởi nguyên của việc hóa thân này cũng là thế kỷ 11 cùng thời với Tổ Từ Đạo Hạnh. Có ít nhất 2 vị vua được cho là hóa thân của Từ Đạo Hạnh:

- Lý Thần Tông (1116-1138)

- Lê Thần Tông (1607-1662)

- Lê Hiến Tông (do mẹ cầu tự tại chùa Thầy và sinh năm 1461)

Hội chùa Thầy diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng ba Âm lịch hàng năm. Trong ngày hội, nhiều tăng ni từ các nơi khác trong vùng cùng về đây dự lễ trong những bộ cà-sa trang trọng, tay cầm gậy hoa, miệng tụng kinh trong tiếng mõ trầm đều. Lễ cúng Phật và trai đàn - một diễn xướng có tính chất tôn giáo - được thực hiện có sự phối hợp của các nhạc cụ dân tộc.

Truyền thống nghìn năm văn hóa

Nhưng hội chùa Thầy không chỉ có những nghi thức tôn giáo. Ở đây còn có trò múa rối nước mang đậm sắc thái dân gian mà ngày nay có tiếng vang ở nhiều nước. Trai thanh gái lịch gần xa tìm đến hội chùa Thầy còn để thỏa mãn tính mạo hiểm khi leo núi và khao khát bày tỏ tình yêu trong một khung cảnh thiên nhiên rộng mở:

Rủ nhau lên núi Sài Sơn

Ai làm đá ướt đường trơn hỡi mình?

Hỏi non, non những làm thinh

Phải rằng non đã vô tình với ai?

Nước non ví chẳng chiều đời

Mắt xanh đâu lẽ phụ người tình chung?

Yêu nhau ta dắt nhau cùng

Non bao nhiêu đá nặng lòng bấy nhiêu.

(Á Nam Trần Tuấn Khải)

Về văn hóa, Chùa thầy có truyền thống nghìn năm về văn hóa. Nơi đây đã sinh ra Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Phan Huy Chú làm sáng danh lịch sử nước nhà.

Nguồn: Tổng hợp

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/chua-thay-hon-mot-the-ky-truoc-qua-ong-kinh-cua-nhiep-anh-gia-leon-busy-179230128104325976.htm