Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Sẽ hoàn thành 570.000 căn nhà ở xã hội vào năm 2025

PV
21:30 - 03/11/2022

Chiều 3/11, dưới sự điều hành của Thượng tướng Trần Quang Phương - Phó Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội tiến hành Phiên họp Chất vấn và trả lời chất vấn vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực xây dựng. Tại phiên họp, nhóm vấn đề về việc xây dựng nhà ở xã hội nhận được nhiều quan tâm từ cử tri và nhân dân.

 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị   - Ảnh 1.

Ngày 3/11, Quốc hội tiến hành Phiên họp chất vấn và trả lời chất vấn vấn đề thứ nhất thuộc

lĩnh vực xây dựng. Ảnh: Truyền hình Quốc hội.

4 nhóm vấn đề chất vấn Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị gồm:

Thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.

Quản lý thị trường bất động sản; Việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản.

Việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn.

Trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản. Việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.

Phát biểu mở đầu trước khi trả lời chất vấn, Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết từ đầu nhiệm kỳ, Bộ Xây dựng đã luôn nỗ lực, cố gắng và đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực được phân công theo chức năng, nhiệm vụ. Song bên cạnh đó, ông thừa nhận vẫn còn những hạn chế, tồn tại và những kết quả chưa được như mong muốn.

“Chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình về các hạn chế, tồn tại này; đã và đang thực hiện kế hoạch để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước nhằm sớm khắc phục các hạn chế tồn tại của toàn ngành và của Bộ Xây dựng”, ông Nghị nói và cho biết sẵn sàng lắng nghe chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Phiên chất vấn chiều 3/11, đã có 72 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Xây dựng.

Tại phiên họp chiều nay, nhóm vấn đề về nhà ở xã hội được đề cập nhiều nhất. Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết giai đoạn 2021-2025, Bộ Xây dựng xác định mục tiêu 570.000 căn nhà ở xã hội; giai đoạn 2025-2030 sẽ hoàn thành 845.000 căn.

 Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị   - Ảnh 2.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị trả lời chất vấn. Ảnh: Truyền hình Quốc hội.

Nhóm vấn đề về việc xây dựng nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp, công nhân lao động, nhất là tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các thành phố lớn.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu liên quan đến vấn đề nhà ở xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, trong những năm qua, việc chăm lo giải quyết nhà ở cho người dân nói chung và nhà ở xã hội nói riêng luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, xác định là một nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác này vẫn còn một số tồn tại, khó khăn. Cụ thể là hành lang pháp lý vẫn còn vướng mắc trong việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cần tiếp tục nghiên cứu sửa đổi tại Luật Nhà ở và các luật khác liên quan, Về tổ chức thực hiện vẫn còn khó khăn đó là ngân sách Trung ương chưa bố trí được đầy đủ nguồn vốn ưu đãi thực hiện chính sách nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; một số địa phương chưa chú trọng việc này để tập trung nguồn lực đầu tư hoặc phát triển quỹ đất...

Cho rằng tình hình triển khai, phát triển nhà ở xã hội còn chưa đạt yêu cầu, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, trong thời gian tới, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, các bộ ngành cần tập trung hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội để tháo gỡ những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi làm tăng nguồn cung nhà ở xã hội, tháo gỡ những nút thắt cho các dự án xây dựng nhà ở đô thị.

Về chất vấn của đại biểu đối với việc thoát nước đô thị, dù được các địa phương quan tâm nhưng vấn đề ngập úng vẫn chưa được giải quyết cơ bản, còn bất cập làm ảnh hưởng đời sống người dân.

Về nguyên nhân của tình trạng này, Bộ trưởng cho biết là do điều kiện tự nhiên môi trường, do quy hoạch, do quá trình bê tông hóa, nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu. Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tập trung nâng cao chất lượng quy hoạch, hướng dẫn các địa phương điều chỉnh quy hoạch có tính tới việc thoát nước, chống nước biển dân; tập trung nguồn lực xây dựng đồng bộ các công trình thoát nước theo quy hoạch, tăng cường thanh tra kiểm tra để việc thoát nước đạt được yêu cầu đề ra...

Liên quan đến vấn đề bàn giao công trình đô thị, Bộ trưởng cho biết, đúng như ý kiến đại biểu, nhiều địa phương trong cả nước đã phát triển các dự án nhà ở, dự án đô thị khác nhau về cả quy mô và chất lượng hạ tầng. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại nhiều dự án chưa bàn giao đã xuống cấp. Nguyên nhân là do quy định pháp luật về xây dựng đô thị mới chỉ mang tính nguyên tắc, do đó bàn giao quản lý còn lúng túng khi thực hiện, dự án kéo dài nên bị ảnh hưởng; nhều dự án chủ đầu tư không thực hiện duy tu bảo dưỡng; nguồn lực quản lý chính quyền đô thị còn chưa tốt...

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung giải pháp rà soát quy định pháp luật để quy định rõ hơn trách nhiệm chủ đầu tư; quy định rõ cơ quan nhà nước thẩm định dự án hạ tầng đô thị; đề xuất sửa đổi một số Nghị định về nội dung này, trong đó có xử phạt hành chính nếu không tuân thủ….

Trả lời đại biểu Phạm Văn Hòa về nhà ở tái định cư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận nhiều dự án nhà tái định cư bỏ hoang. Theo Bộ trưởng, các dự án nhà tái định cư này chủ yếu hình thành trước khi có Luật Nhà ở nguyên nhân do người dân không có nhu cầu ở, công tác tái định cư người dân có chỗ ở nhưng giải quyết công ăn việc làm chưa được quan tâm, nhà tái định cư xuống cấp vị trí dự án không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng…

Về giải pháp sắp tới, Bộ trưởng cho biết tiếp tục hoàn thiện nhà ở về đất đai đồng bộ không chỉ giải quyết nơi ở mới mà giải quyết đồng bộ cả các hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm kết nối, đồng thời rà soát công tác quy hoạch, rà soát nguồn vốn thực hiện dự án tái định cư hướng nâng chất lượng, bảo đảm đời sống người dân.

Liên quan đến ý kiến của đại biểu Tô Văn Tám về nhà ở xã hội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định mục tiêu phát triển nhà ở xã hội theo chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 chưa đạt mục tiêu theo yêu cầu và giá nhà ở xã hội cũng đang ở mức cao. Nguyên nhân là chưa đảm bảo được nguồn cung nhà ở xã hội; quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội cũng còn hạn chế; nguồn vốn phát triển nhà ở xã hội chưa được đảm bảo; chính sách ưu đãi, khuyến khích chưa thật sự thu hút và khả thi; khâu tổ chức thực hiện còn nhiều phức tạp dẫn đến nguồn cung chưa đảm bảo… Thời gian tới, giải pháp được nêu ra là điều chỉnh pháp luật để thu hút phát triển nhà ở xã hội. Bộ Xây dựng đang trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội, cố gắng đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.

Trả lời đại biểu Nguyễn Văn Cảnh về hỗ trợ nhà ở cho đối tượng chính sách, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách là một trong chính sách ưu tiên và thể hiện tính ưu việt của chế độ Đảng, Nhà nước ta. Thời gian qua, các chương trình hỗ trợ về nhà ở như chương trình hỗ trợ người có công, chương trình hỗ trợ nhà ở cho các hộ nghèo khu vực nông thôn, chương trình hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lũ khu vực miền Trung cũng đã triển khai đạt hiệu quả cao, góp phần hỗ trợ cải thiện chất lượng nhà ở cho các đối tượng chính sách.

Tuy nhiên, tình trạng tăng giá vật liệu, nhân công cũng ảnh hưởng và không đáp ứng được chương trình này. Về giải pháp Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo của các địa phương, tổng kết chương trình hỗ trợ báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo giao Bộ Xây dựng tiếp thu ý kiến các Bộ, ngành, các địa phương để xây dựng chính sách hỗ trợ cho các đối tượng người có công, người nghèo đảm bảo đáp ứng yêu cầu. Hiện nay, Bộ Xây dựng đang hoàn thiện dự thảo chính xác theo hướng tăng mức hỗ trợ cho Nhà nước cho các đối tượng này.

Trả lời đại biểu Trần Thị Diệu Thúy về thủ tục xây dựng nhà ở xã hội còn phức tạp dẫn đến khó khăn trong đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết đúng như phản ánh của đại biểu. Do đó, về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ cùng với các cơ quan bộ, ngành tiếp tục tập trung quan tâm để rà soát trong các quy định của pháp luật để đảm bảo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà trọ. Trong đó có quy trình thủ tục, đồng thời thực hiện các giải pháp để tháo gỡ trong thủ tục hành chính trong đầu tư đất đai, xây dựng, quy hoạch để triển khai phát triển nhà ở xã hội.

Trả lời đại biểu Phạm Văn Hòa về nhà ở tái định cư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận nhiều dự án nhà tái định cư bỏ hoang. Theo Bộ trưởng, các dự án nhà tái định cư này chủ yếu hình thành trước khi có Luật Nhà ở nguyên nhân do người dân không có nhu cầu ở, công tác tái định cư người dân có chỗ ở nhưng giải quyết công ăn việc làm chưa được quan tâm, nhà tái định cư xuống cấp vị trí dự án không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng…

Về giải pháp sắp tới, Bộ trưởng cho biết tiếp tục hoàn thiện nhà ở về đất đai đồng bộ không chỉ giải quyết nơi ở mới mà giải quyết đồng bộ cả các hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm kết nối, đồng thời rà soát công tác quy hoạch, rà soát nguồn vốn thực hiện dự án tái định cư hướng nâng chất lượng, bảo đảm đời sống người dân.

Về giải pháp, lộ trình thực hiện đề án xây dựng nhà ở xã hội, theo đề án trình Thủ tướng, đề án chia ra làm 2 giai đoạn. Từ năm 2021 đến 2025, mục tiêu đặt ra là hoàn thành 570 ngàn căn nhà. Giải pháp thực hiện đề án này là hoàn thiện chính sách pháp luật liên quan đến phát triển nhà ở xã hội, triển khai thực hiện tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong thủ tục về đất đai, đầu tư, xây dựng, quy hoạch, nguồn vốn cũng như đảm bảo quá trình nghiên cứu chính sách để xác định quỹ đất cho nhà ở xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện đề án. Với sự phối hợp hiệu quả của các bộ, ngành, địa phương, chúng ta sẽ từng bước thực hiện được mục tiêu xây dựng nhà ở ch công nhân như đề án đã đặt ra.

Nhóm vấn đề về thực trạng, giải pháp nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý phát triển đô thị của Việt Nam, nhất là ở các thành phố lớn. Việc di dời trụ sở bộ, ngành khỏi nội đô thành phố Hà Nội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, việc điều chỉnh quy hoạch đô thị có hai cấp độ: điều tổng thể và điều chỉnh cục bộ. Công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch là yêu cầu khách quan, cần thiết và tất yếu để đảm bảo khắc phục kịp thời các bất cập, tồn tại cũng như điều chỉnh những dự báo chưa chính xác trong quy hoạch, những định hướng không phù hợp với định hướng phát triển.

Tuy nhiên, thời gian qua, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác này còn tồn tại, hạn chế. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng, nguyên nhân là do rà soát đánh giá quá trình thực hiện quy hoạch còn chưa kịp thời, việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư còn mang tính hình thức, chưa được quan tâm đúng mức, việc thi hành pháp luật còn chưa được triệt để…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận, Bộ có trách nhiệm trong việc thiếu đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, chưa kịp thời hướng dẫn, xử lý những vi phạm theo quy định của pháp luật liên quan đến quy hoạch đô thị để đảm bảo công tác này được thực hiện chặt chẽ đúng theo quy định của pháp luật.

Thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ đề xuất sửa đổi điều chỉnh các Luật liên quan đến quy hoạch đô thị và nông thôn, trong đó dự kiến sửa đổi bổ sung hoàn thiện pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, hoàn thiện quy trình lập quy hoạch, quy trình điều chỉnh cục bộ quy hoạch…

Liên quan đến vấn đề về tiến độ di dời các trụ sở Bộ, ngành, cơ sở công nghiệp, trường đại học, Bộ trưởng nêu rõ, đúng như đánh giá của đại biểu, việc di dời triển khai chậm. Nguyên nhân của chậm trễ này là: có cơ quan chưa quyết liệt thực hiện nhiệm vụ, chậm xây dựng dự án di dời; nguồn ngân sách bố trí di dời và đầu tư hạ tầng kỹ thuật còn hạn chế; chưa huy động nguồn lực ngoài ngân sách.

Về trách nhiệm, Bộ trưởng cho rằng, Bộ chịu trách nhiệm chung về giám sát đôn đốc; các cơ quan chịu trách nhiệm cụ thể theo nhiệm vụ Chính phủ giao chưa quyết liệt thực hiện nhiệm vụ. Về giải pháp, Bộ trưởng cho rằng, cần thúc đẩy tiến độ quy hoạch ngành quốc gia, lộ trình di dời, biện pháp thực hiện; cơ chế chính sách di dời; tăng cường sự phối hợp của Bộ ngành….

Đối với câu hỏi đại biểu về việc điều chỉnh quy hoạch nông thôn, Bộ trưởng khẳng định hiện chưa có quy định điều chỉnh cục bộ xây dựng nông thôn, từ đó dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, cũng như đảm bảo tình hình thực tế của xây dựng nông thôn mới. Thời gian tới, Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, trong đó quy định rõ hơn quy trình, trình tự trong công tác điều chỉnh quy hoạch, trong đó có điều chỉnh quy hoạch cục bộ xây dựng nông thôn, xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Trả lời đại biểu Ma Thị Thúy về tồn tại hạn chế của quy hoạch đô thị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết hiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng nhà ở, quy hoạch phát triển đô thị cũng còn có nội dung chưa thống nhất và chưa đồng bộ.

Cùng với đó, các công cụ quản lý cũng chưa kiểm soát hết kiểm soát hiệu quả một số vấn đề về đầu tư xây dựng về đất đai, về nhà ở. Trình độ, năng lực của cán bộ tham gia quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch phát triển đô thị cũng như là năng lực của cán bộ các cơ quan tư vấn lập quy hoạch cũng còn hạn chế.

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch đô thị cũng còn hạn chế. Sự phối hợp về lập và thẩm định quy hoạch tại địa phương cũng còn hạn chế và chưa thống nhất. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện quy trình lập quy hoạch, hoàn thiện quy định về điều chỉnh cục bộ quy hoạch cũng như hoàn thiện quy định về về thành phần, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định quy hoạch, bổ sung các quy định, yêu cầu đảm bảo kiểm soát tốt sự tuân thủ các cấp độ quy hoạch cũng như đồng bộ quy hoạch giữa các cấp độ; bổ sung nội dung ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong các loại quy hoạch cũng như quy định chi tiết hơn về nội dung, quy hoạch và mức độ thể hiện trong các đồ án quy hoạch.

Đồng thời, nghiên cứu, rà soát, bổ sung, hoàn thiện lý luận về phương pháp luận trong công tác lập quy hoạch. Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra công tác quy hoạch tại các địa phương.

Liên quan đến điều chỉnh quy hoạch, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, đúng như ý kiến đại biểu, trong quá trình điều chỉnh quy hoạch vẫn còn trường hợp tùy tiện, không đúng yêu cầu, phá vỡ quy hoạch. Nguyên nhân của tình trạng này là do công tác rà soát đánh giá quy hoạch còn chưa kịp thời; nội dung quy hoạch đánh giá chưa đầy đủ chưa thấu đáo; việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong điều chỉnh quy hoạch còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức dẫn đến không tính đến sự phù hợp giữa các quy hoạch.

Về việc ứng dụng công nghệ mới, các sáng kiến đổi mới sáng tạo trong công tác xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Bộ Xây dựng luôn hoan nghênh, khuyến khích, tạo điều kiện các chuyên gia tham gia nghiên cứu đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ trong mọi công đoạn thiết kế, xây dựng, duy tu, cải tạo…

Nhóm vấn đề về quản lý thị trường bất động sản; Việc xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật trong hoạt động giao dịch, huy động vốn, kinh doanh bất động sản.

Trả lời đại biểu Tạ Thị Yên, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết việc quản lý vận hành chung cư được quy định tương đối đầy đủ, từng bước đi vào nề nếp, khắc phục cơ bản các tồn tại. Những vẫn còn đó một số hiện tượng như đại biểu phản ánh. Qua thanh tra giải quyết khiếu nại nhận thấy tranh chấp nhà chung cư xuất phát từ 5 nhóm vấn đề trong đó có cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất. Thời gian qua Bộ đã tiến hành thanh tra xử lý hành vi vi phạm yêu cầu chủ đầu tư giải quyết tranh chấp.

Thời gian tới cùng với rà soát hoàn thiện các quy định trong đó có sửa đổi Luật Xây dựng xác định rõ quy định chặt chẽ trong quản lý vận hành chung cư, Bộ trưởng nêu rõ.

Trả lời đại biểu câu hỏi của đại Dương Văn Phước liên quan đến hợp đồng xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết đúng như đại biểu phản ảnh trong thời gian qua giá vật liệu tăng mạnh và điều này tác động lớn đến công tác quản lý, thực hiện hoạt động xây dựng cũng như là quản lý thực triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư công.

Trước tình hình thực tế nói trên thì Bộ Xây dựng đã triển khai các nhiệm vụ như tổ chức hội nghị, gửi văn bản để yêu cầu về hướng dẫn các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng theo đúng quy định pháp luật và tăng tần suất công bố lên thường xuyên cập nhật điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng cũng như chỉ số giá xây dựng. Bộ cũng cũng như tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng. Thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát lại các quy định của pháp luật về đầu tư cũng như hợp đồng xây dựng để có đề xuất phù hợp hơn với diễn biến thực tế của tình hình, quy định rõ các trường hợp bất khả kháng.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hà Ánh Phượng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu quy định về pháp luật để đơn giản hóa các thủ tục thẩm định liên quan đến dự án, cũng như về thiết kế kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng để đảm bảo cải cách hành chính, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước của ngành, đảm bảo chất lượng an toàn của công trình ở trong thời gian tới. Về cấp phép xây dựng, Bộ trưởng cho biết hiện Bộ Xây dựng đã phân cấp toàn diện cấp phép xây dựng cho các địa phương.

Trả lời chất vấn của đại biểu Hạ Tạ Văn Hạ liên quan đến vi phạm về quy hoạch, trật tự xây dựng, xử lý cán bộ, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, vi phạm quy định của pháp luật quy hoạch, trật tự xây dựng, Bộ đã có báo cáo đầy đủ Quốc hội. Về xử lý hành vi vi phạm đã quy định cụ thể tại Nghị định 16 năm 2022 về quy định xử phạt vi phạm vi xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, việc xử lý cán bộ phải theo quy trình, thủ tục, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn ĐBQH thành phố Hà Nội, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị thừa nhận thị trường bất động sản nước ta hiện nay còn một số hạn chế, tồn tại như: hệ thống pháp luật liên quan đến đất đai, đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản và một số vi phạm pháp luật khác vẫn còn tồn tại, bất cập cần phải sửa đổi. Việc triển khai đầu tư xây dựng dự án bất động sản tại hầu hết các địa phương đều gặp khó khăn, dẫn đến nguồn cung bất động sản sụt giảm, khiến số lượng dự án được chấp thuận mới khởi công xây dựng và hoàn thành đúng thời gian còn hạn chế, chưa đáp ứng nhu cầu nhà ở thương mại, nhà ở thương mại có giá phù hợp cho người thu nhập thấp, thu nhập trung bình, đặc biệt là nhà ở xã hội, công nhân. Cơ cấu sản phẩm bất động sản tiếp tục bất hợp lý, trong đó thiếu trầm trọng nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp. Giá bất động sản cao hơn nhiều so với thu nhập của người dân. Công tác quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý sử dụng đất và thị trường bất động sản tại địa phương còn bất cập. Việc kiểm soát dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản còn chưa chặt chẽ, còn tiềm ẩn rủi ro…

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết thị trường bất động sản có biến động do chịu tác động của tình hình kinh tế vĩ mô, các kênh đầu tư khác không ổn định so với kênh đầu tư bất động sản, nguồn cung các loại bất động sản quá thiếu hoặc quá thừa so với nhu cầu, chính sách tài chính tín dụng cho bất động sản bị hạ thấp hoặc thắt chặt, thiếu sự can thiệp kịp thời, hợp lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản…

Nhận định tình tình thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị dự báo tình hình thị trường thời gian tới sẽ tiếp tục gặp khó khăn, nguồn cung tiếp tục hạn chế, cơ cấu sản phẩm có cải thiện nhưng vẫn còn chưa phù hợp trong khi nhu cầu của người dân đối với nhà ở, phân khúc thu nhập thấp, thu nhập trung bình, nhà xã hội và công nhân còn rất lớn…

Bộ trưởng khẳng định, thời gian tới thực hiện đồng bộ, quyết liệt trách nhiệm các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đề ra như: giải pháp liên quan hoàn thiện hệ thống pháp luật; giải pháp về kiểm soát cơ cấu tín dụng bất động sản đảm bảo sử dụng đúng mục đích, tránh rủi ro; tiếp tục tạo điều kiện cho vay lĩnh vực bất động sản theo đúng quy định pháp luật; ưu tiên cho vay dự án nhà ở xã hội nhờ công nhân, nhà ở có giá phù hợp với đối tượng thu nhập thấp; huy động vốn trên thị trường chứng khoán; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của các dự án đang triển khai về thủ tục đầu tư, đất đai, quy hoạch xây dựng để tạo nguồn cung cho thị trường…

Liên quan đến xây dựng sai phép, không phép, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, các vi phạm về xây dựng là vi phạm rất khó khắc phục hậu quả, do đó giải pháp phát hiện, khắc phục phòng ngừa là giải pháp ưu tiên. Theo Bộ trưởng, pháp luật về quản lý trật tự xây dựng tương đối chặt chẽ và đồng bộ theo hướng tăng nặng xử phạt và buộc phá dỡ các công trình vi phạm. Theo báo cáo mới đây, tỷ lệ vi phạm về xây dựng đã giảm hàng năm…

Về vấn đề vi phạm trật tự xây dựng, Bộ trưởng cho biết, các quy định về xử lý vi phạm hành chính tương đối đầy đối đủ, chế tài đã rõ. Bộ Xây dựng với trách nhiệm quản lý nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn đôn đốc triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để quản lý theo đúng quy định; rà soát, điều chỉnh bổ sung văn bản, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện nghiêm các quy định.

Tiếp thu ý kiến đại biểu, trong thời gian tới, Bộ sẽ rà soát, sửa đổi bổ sung quy định kịp thời, để quản lý chặt chẽ hơn, hạn chế vi phạm trật tự xây dựng.

Nhóm vấn đề về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng trong xây dựng, ban hành, thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật, đơn giá, định mức trong xây dựng cơ bản. Việc kiểm soát giá và bảo đảm nguồn nguyên, vật liệu để xây dựng các công trình, dự án, nhất là các dự án quan trọng quốc gia.

Đối với ý kiến của đại biểu về sử dụng vật liệu mới để đảm bảo giải pháp đáp ứng công trình xanh, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị khẳng định, mặc dù được quan tâm nhưng phát triển công trình xanh ở nước ta trong thời gian qua vẫn chưa tương xứng với tiềm năng.

Đến nay cả nước chỉ có khoảng 230 công trình xanh chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra. Một trong những rào cản đó là chưa có nhiều sản phẩm vật liệu được dán nhãn sinh thái xanh, nhãn tiết kiệm năng lượng vật liệu mới để đáp ứng thuận lợi cho các đối tượng sử dụng để phát triển công trình xanh. Thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý liên quan công trình xanh, sử dụng vật liệu xanh, vật liệu mới, trong đó có ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến vật liệu mới để đảm bảo cho việc mở ứng dụng, phát triển công trình xanh.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Dương Văn Phước liên quan đến hợp đồng xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết đúng như đại biểu phản ảnh trong thời gian qua giá vật liệu tăng mạnh và điều này tác động lớn đến công tác quản lý, thực hiện hoạt động xây dựng cũng như là quản lý thực triển khai thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là dự án trọng điểm quốc gia, các dự án đầu tư công.

Trước tình hình thực tế nói trên thì Bộ Xây dựng đã triển khai các nhiệm vụ như tổ chức hội nghị, gửi văn bản để yêu cầu về hướng dẫn các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng theo đúng quy định pháp luật và tăng tần suất công bố lên thường xuyên cập nhật điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng cũng như chỉ số giá xây dựng. Bộ cũng cũng như tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc các địa phương công bố giá vật liệu xây dựng. Thời gian tới, Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát lại các quy định của pháp luật về đầu tư cũng như hợp đồng xây dựng để có đề xuất phù hợp hơn với diễn biến thực tế của tình hình, quy định rõ các trường hợp bất khả kháng.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Hà Ánh Phượng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục nghiên cứu quy định về pháp luật để đơn giản hóa các thủ tục thẩm định liên quan đến dự án, cũng như về thiết kế kỹ thuật của các dự án đầu tư xây dựng để đảm bảo cải cách hành chính, đồng thời tăng cường công tác quản lý Nhà nước của ngành, đảm bảo chất lượng an toàn của công trình ở trong thời gian tới. Về cấp phép xây dựng, Bộ trưởng cho biết hiện Bộ Xây dựng đã phân cấp toàn diện cấp phép xây dựng cho các địa phương.

Bộ Xây dựng đã thể chế hóa việc sử dụng các sáng kiến, khuyến khích nghiên cứu và áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ để đảm bảo quá trình xây dựng đáp ứng được các yêu cầu về tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường, thích ứng với môi trường sinh thái, hướng đến phát triển bền vững.

Về chi phí đầu tư xây dựng, Bộ Xây dựng đã ban hành nhiều Nghị định, Thông tư về nhiều mặt trong áp dụng công nghệ mới. Qua các quy định này, các sáng kiến, sáng tạo đều được khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, việc áp dụng cụ thể trong các công trình là do các chủ đầu tư thực hiện. Bộ trưởng cho biết, Bộ đã tổ chức các hội nghị, hội thảo để tạo điều kiện để các chủ đầu tư tiếp cận với các sáng kiến, công nghệ mới.

Thời gian tới, Bộ sẽ quan tâm hơn nữa đến vấn đề này, xác định rõ nội dung này trong dự thảo Chiến lược khoa học công nghệ đang được nghiên cứu và sắp sửa ban hành.

Cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người dân đầu tư, xây dựng nhà ở cho công nhân

Trả lời đại biểu Phạm Văn Hòa về nhà ở tái định cư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng thừa nhận nhiều dự án nhà tái định cư bỏ hoang. Theo Bộ trưởng, các dự án nhà tái định cư này chủ yếu hình thành trước khi có Luật Nhà ở nguyên nhân do người dân không có nhu cầu ở, công tác tái định cư người dân có chỗ ở nhưng giải quyết công ăn việc làm chưa được quan tâm, nhà tái định cư xuống cấp vị trí dự án không thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng…

Về giải pháp sắp tới, Bộ trưởng cho biết tiếp tục hoàn thiện nhà ở về đất đai đồng bộ không chỉ giải quyết nơi ở mới mà giải quyết đồng bộ cả các hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, bảo đảm kết nối, đồng thời rà soát công tác quy hoạch, rà soát nguồn vốn thực hiện dự án tái định cư hướng nâng chất lượng, bảo đảm đời sống người dân.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Tập trung hoàn thiện quy trình lập quy hoạch Trả lời đại biểu Ma Thị Thúy về tồn tại hạn chế của quy hoạch đô thị, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết hiện hệ thống pháp luật về đầu tư xây dựng nhà ở, quy hoạch phát triển đô thị cũng còn có nội dung chưa thống nhất và chưa đồng bộ.

Cùng với đó, các công cụ quản lý cũng chưa kiểm soát hết kiểm soát hiệu quả một số vấn đề về đầu tư xây dựng về đất đai, về nhà ở. Trình độ, năng lực của cán bộ tham gia quản lý nhà nước trong lĩnh vực quy hoạch phát triển đô thị cũng như là năng lực của cán bộ các cơ quan tư vấn lập quy hoạch cũng còn hạn chế.

Việc áp dụng công nghệ thông tin trong quy hoạch đô thị cũng còn hạn chế. Sự phối hợp về lập và thẩm định quy hoạch tại địa phương cũng còn hạn chế và chưa thống nhất. Do đó, trong thời gian tới, Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện quy trình lập quy hoạch, hoàn thiện quy định về điều chỉnh cục bộ quy hoạch cũng như hoàn thiện quy định về về thành phần, trách nhiệm của Hội đồng thẩm định quy hoạch, bổ sung các quy định, yêu cầu đảm bảo kiểm soát tốt sự tuân thủ các cấp độ quy hoạch cũng như đồng bộ quy hoạch giữa các cấp độ; bổ sung nội dung ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng trong các loại quy hoạch cũng như quy định chi tiết hơn về nội dung, quy hoạch và mức độ thể hiện trong các đồ án quy hoạch.

Đồng thời, nghiên cứu, rà soát, bổ sung, hoàn thiện lý luận về phương pháp luận trong công tác lập quy hoạch. Tăng cường công tác hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra công tác quy hoạch tại các địa phương.

Trả lời đại biểu Trần Thị Diệu Thúy về thủ tục xây dựng nhà ở xã hội còn phức tạp dẫn đến khó khăn trong đầu tư, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết đúng như phản ánh của đại biểu. Do đó, về giải pháp trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ cùng với các cơ quan bộ, ngành tiếp tục tập trung quan tâm để rà soát trong các quy định của pháp luật để đảm bảo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong phát triển nhà trọ. Trong đó có quy trình thủ tục, đồng thời thực hiện các giải pháp để tháo gỡ trong thủ tục hành chính trong đầu tư đất đai, xây dựng, quy hoạch để triển khai phát triển nhà ở xã hội.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ, trong thực hiện mục tiêu xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp khu vực đô thị và cho công nhân sẽ thực hiện cụ thể các giải pháp này trong thời gian tới.

Trả lời đại biểu Nguyễn Mạnh Cường về di dời trụ sở các Bộ, ngành, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã xác định rõ nguyên tắc sử dụng quỹ đất của các trụ sở sau khi di dời. Trên cơ sở đó, khi thực hiện di dời thì phải thực hiện đúng theo các nguyên tắc đã xác định và phải thực hiện theo đúng các quy hoạch đô thị. Quá trình xem xét cấp phép đầu tư dự án cũng phải đảm bảo đúng quy hoạch phát triển đô thị và trách nhiệm này là thuộc về các cơ quan có thẩm quyền, thẩm quyền thực hiện các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao.

Liên quan đến quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức chưa theo kịp yêu cầu, chưa phù hợp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng nêu rõ, thừa nhận đến nay hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức đơn giá của nước ta cũng đã bộc lộ bất cập lạc hậu, thiếu chính xác như đại biểu có đề cập. Do đó, liên quan đến việc chưa cập nhật công nghệ kỹ thuật mới tiên tiến, hiện đại thì Bộ Xây dựng cũng đã sớm nhận diện được vấn đề này và đã trình Thủ tướng phê duyệt 2 Đề án là Đề án hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và Đề án về hệ thống định mức và giá xây dựng. Ngoài ra, Bộ sẽ tiếp tục rà soát, ban hành các bộ tiêu chuẩn cốt lõi liên quan đến công trình xây dựng. Đối với hoàn thiện hệ thống định mức đơn giá, với trách nhiệm của Bộ Xây dựng sẽ thì trách nhiệm Bộ Xây dựng là sẽ tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các định mức xây dựng.

Kết thúc phiên họp chất vấn chiều 3/11, còn 5 đại biểu đã đăng ký, đề nghị Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị chuẩn bị để ngày mai (4/11) trả lời. Còn 25 đại biểu đăng ký nhưng chưa được chất vấn, đề nghị các đại biểu gửi bằng văn bản.

Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/bo-truong-bo-xay-dung-se-hoan-thanh-570000-can-nha-o-xa-hoi-vao-nam-2025-179221103151010663.htm