"Bệnh viện" đồ chơi nhồi bông ở Venezuela mang lại niềm vui cho trẻ em nghèo
"Bệnh viện" đồ chơi nhồi bông hoạt động giống như một bệnh viện, còn "bệnh nhân" đến từ đường phố"
Bà Judith ở độ tuổi 90 đang kiểm tra một cách tỉ mỉ con thú nhồi bông trên tay trước khi tìm ra những chỗ cần sửa chữa. "Cái này cần phải phẫu thuật", và, "chúng tôi sẽ khâu nó lại ở đây". Bà là một trong 40 tình nguyện viên đã đóng góp đồ chơi nhồi bông cho "bệnh viện".
Kể từ khi được thành lập vào năm 2017, "bệnh viện" đồ chơi nhồi bông đã giao 30.000 đồ chơi đã được tái chế cho các trường học và hiệp hội ở các khu dân cư nghèo.
"Bệnh viện" được đặt tại nhà của Lilian Gluck, 63 tuổi, ở Caracas. Lilian Gluck là người sáng lập ra bệnh viện đồ chơi này và thu nhận hàng trăm món đồ chơi mỗi tuần để sửa chữa.
Nhiệm vụ đầu tiên được thực hiện tại "bệnh viện" là phân loại: búp bê Barbie, động vật, chuột Mickey, đồ chơi trẻ em...
Bà Gluck nói: "Bệnh viện đồ chơi nhồi bông hoạt động giống như một bệnh viện, còn "bệnh nhân" đến từ đường phố". Những "bệnh nhân" này được khâu, rửa, sửa chữa. Nếu "bệnh nhân" thiếu mắt sẽ được tặng mắt, được chải tóc, được thắt dây ruy băng đẹp và kèm theo tấm thiệp với lời nhắn nhủ bạn hãy chăm sóc món đồ chơi này và sau này khi lớn lên bạn hãy tặng lại món quà này cho những bạn khác".
Trong một căn phòng của "bệnh viện", hơn 300 món đồ chơi nhồi bông đang chờ được sửa chữa. Các tình nguyện viên đang thực hiện các công việc sửa đồ chơi: rửa đồ chơi, khâu lại cẩn thận những chỗ hỏng, tô màu cho những con búp bê.
Có cả những người thợ may may những bộ trang phục nhỏ cho các món đồ chơi. Đây là một trong những nhiệm vụ yêu thích của Judith: "Tôi thích nhìn thấy bọn trẻ khi chúng thấy chúng tôi đến và biết rằng sẽ nhận được một món đồ chơi. Bạn không thể tưởng tượng được đôi mắt của chúng. Đó là một niềm vui thực sự và đó là thứ quan trọng nhất", cô nói.
Mỗi món quà thú bông đều được đóng gói cẩn thận. Điều này rất quan trọng vì điều đó cho thấy những đứa trẻ nghèo được tôn trọng khi chúng nhận những món đồ chơi được tân trang cẩn thận, chu đáo.
Theo Đại học Công giáo tư nhân Andres Bello, tại một quốc gia có 76% dân số sống trong cảnh nghèo đói cùng cực, bà Gluck tin rằng những gì bà đang làm cũng quan trọng không kém việc giúp đỡ người nghèo. "Chúng tôi ủng hộ và đồng hành với những người mang đồ ăn cho trẻ, tuy nhiên chúng cũng cần được sống vui vẻ", cô nói.
Bác sĩ nhi khoa Maria Jose Rodriguez cũng bắt đầu tham gia hoạt động tình nguyện sau khi các bệnh nhân trong phòng khám của cô nhận được tiền quyên góp.
Người đàn ông 47 tuổi nói: "Rõ ràng, bạn sẽ không giúp trẻ hết suy dinh dưỡng bằng thú nhồi bông, nhưng vui chơi là nhu cầu cơ bản và trẻ em có quyền được chơi". "Không quan trọng là nó được tái chế miễn là bạn có thể sử dụng và chơi với nó," anh vui vẻ nói.
Mỗi món đồ chơi lại được đính kèm một tấm thiệp với lời nhắn nhủ: "Xin chào, tôi là đồ chơi mới của bạn. Tôi là một món đồ chơi có nhiều trải nghiệm vì tôi đã chơi với các bạn khác. Hãy yêu thương và chăm sóc tôi và tôi cũng yêu thương chăm sóc bạn. Và, sau này khi bạn lớn rồi, bạn hãy tặng tôi cho bạn khác và bạn đó cũng sẽ yêu tôi như bạn".
Giám đốc nhà trường Mariligia Moreno tin rằng việc tặng đồ chơi cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn là một yếu tố thể hiện sự tình cảm và mang tính nhân văn. "Cha mẹ của các em không ở bên cạnh. Tuy một con thú nhồi bông không thể bù đắp được điều đó, nhưng đó là cách giúp các em thể hiện bản thân khi chăm sóc món đồ chơi, mang đến cho chúng tình yêu thương. Khi chăm sóc đồ chơi chính là khoảnh khắc mà các em thể hiện tình yêu thương của mình"./.
Link nội dung: https://congdankhuyenhoc.vn/benh-vien-do-choi-nhoi-bong-o-venezuela-mang-lai-niem-vui-cho-tre-em-ngheo-179220601224722022.htm